• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Công Thức
    • Học Làm Bánh
    • Học Nấu Ăn
    • Học Pha Chế
  • Kiến thức
    • Kiến Thức Làm Bánh
    • Kiến Thức Nấu Ăn
    • Kiến Thức Pha Chế
  • Mẹo
    • Mẹo Làm Bánh
    • Mẹo Nấu Ăn
    • Mẹo Pha Chế
  • Tin Tức
  • Liên Hệ
Tự Học Làm Bánh, Nấu Ăn, Pha Chế Chuyên Nghiệp – Bếp Của Na
Baker, Cook, Bartender
Tác giả

Minh Tân

Minh Tân

Mình hiện đang học trung cấp làm bánh tại trường CET. Với niềm đam mê làm bánh hy vọng mình sẽ lan tỏa, chia sẻ những kiến thức làm bánh mang lại cho mọi người.

kỹ thuật fold là gì
Kiến Thức Làm Bánh

Kỹ thuật Fold – Tìm hiểu tất tần tật kỹ thuật làm bành

được viết bởi Minh Tân 07/06/2022
Được viết bởi Minh Tân

Nếu là một thợ làm bánh thì bạn không thể nào không biết đến kỹ thuật fold. Là một người học làm bánh thì kỹ thuật đánh, trộn, nhồi bột rất quan trọng. Nếu sai một bước  thì thành quả cho ra sẽ không đúng yêu cầu, ảnh hưởng chất lượng bánh. Fold cũng vậy, nếu bạn không biết và đánh sai thì sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn sau. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này tại sao lại yêu cầu phải đúng, thì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết. Mời các bạn cùng đón đọc.

Kỹ thuật fold là gì?

Fold là kỹ thuật được dùng để chỉ một chuỗi hành động khi trộn bột của thợ làm bánh. Hành động này được lặp đi lặp lại với các động tác gồm: cắt – gấp – xoay. Chi tiết như sau:

  • Cắt: thao tác dùng phới lồng cắt phía giữa hỗn hợp, phới chạm đáy âu.
  • Gấp: thao tác gập phới lồng dẹt 1 vòng để hỗn hợp phía dưới được mang theo phới lên phía trên
  • Xoay: thao tác giữ chặt phới lồng, xoay một vòng tròn quanh âu và trở về điểm giữa  đầu đã cắt. Thường xuyên xoay nhẹ âu và bắt đầu lại các bước bên trên. Làm đến lúc tất cả hỗn hợp trộn đều với nhau thì  dừng lại.

Tác dụng của fold

chức năng của fold là giúp trộn Các nguyên liệu cần có lại với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đồng thời rút ngắn thời gian làm bánh, giảm bọt khí trong hỗn hợp lỏng bị vỡ.

Hướng dẫn kỹ thuật fold

hướng dẫn kỹ thuật fold

Kỹ thuật trộn bột fold trong làm bánh là một trong kĩ thuật cơ bản. Dùng để trộn các loại các nguyên liệu nhẹ. Đặc biệt là các nguyên liệu có nhiều bọt khí như: lòng trắng trứng hoặc trộn các loại kem tươi đánh bông… Đây cũng là kỹ thuật mà thợ làm bánh phải biết để áp dụng vào làm các loại bánh: bánh bông lan, bánh gato, Chiffon, Pancake, Cupcake, bánh cuộn…

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Lòng trắng trứng hoặc whipping cream
  • Bột nhão (thường là bột mì, lòng đỏ trứng gà, sữa tươi, dầu ăn)

Cách thực hiện kỹ thuật fold

Đánh bông lòng trắng trứng hoặc whipping cream và đến lúc chúng đạt bông 8 phần hoặc 10 phần (chóp cứng hoặc chóp mềm). Tiếp đó, tín đồ trộn bột vào một cái tô khác theo cách làm định làm.

Chia lòng trắng trứng hoặc whipping cream sẽ được chia làm 2 – 3 phần. Sau đó cho một phần đã đánh bông vào tô bột và triển khai kỹ thuật fold bột. Tín đồ trộn nhẹ nhàng đến lúc các thành phần hỗn hợp trông hơi lổn nhổn và không cần kết dính.

Cho hết phần lòng trắng trứng hoặc whipping cream giữ lại lên ở trên tất cả hỗn hợp bột. Dùng lưỡi của phới lồng cắt thẳng vào giữa hỗn hợp trứng bột. Phới lồng chạm đáy tô bột và xúc từ dưới mặt đáy tô lên và đảo bột đè lên trứng.

Tiếp theo, xoay tô ¼ vòng và làm như trên. Tiến hành thao tác làm việc xoay nhiều lần. Cắt, trộn nhiều lần như vậy cho đến khi các thành phần hỗn hợp đã nhuyễn thì dừng lại.

Một số bí quyết để fold bột dễ dàng hơn

bí quyết để fold bột dễ dàng hơn

  • Dùng 1 chiếc tô lớn. Việc fold sẽ đơn giản hơn khi dùng 1 chiếc tô lớn có miệng rộng và không quá cao để dễ dàng thao tác hơn.
  • Spatula silicon là trợ thủ đắc lực giúp vét bột sạch và hoạt bát trong những bước cắt – hất gập. Thậm chí, còn nếu như không muốn xoay thố, bạn cũng có thể xoay spatula cũng khá tiện.
  • Cho thành phần nhẹ vào thành phần nặng hơn để các phần nhẹ không bị đè xẹp bọt khí. Lưu ý, không nên làm ngược lại.

Trên đây là kỹ thuật fold mà Bếp Của Na chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn hiểu hơn về kỹ thuật này trong làm bánh. Từ đó áp dụng đúng trong quá trình thực hiện làm bánh. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận để đội ngũ Bếp Của Na tiếp nhận và nhanh chóng trả lời. Xin cám ơn.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo Làm Bánh Bông Lan Xốp Mềm Cực Đơn Giản

Scores: 5 (16 votes)

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

07/06/2022 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
bánh su kem vỏ giòn
Học Làm Bánh

Cách làm bánh su kem vỏ giòn thơm phức tại nhà

được viết bởi Minh Tân 06/25/2022
Được viết bởi Minh Tân

Nghe đến cái tên bánh su kem thì nó đã không còn quá xa lạ với nhiều người nữa rồi. Một món bánh có lẽ ai ai cũng từng thử qua ít nhất một lần. Nhưng hôm nay Học làm bánh sẽ giới thiệu đến cho bạn cách làm bánh su kem vỏ giòn mới lạ và ngon miệng. Cùng bắt tay vào làm nhé.

Nguyên liệu làm bánh su kem

Nguyên liệu làm bánh su kem

Phần vỏ giòn

  • Bột mì số 11: 60g
  • Bơ lạt: 60g (để nhiệt độ phòng cho mềm nhưng không bị chảy nước)
  • Đường: 50g

Phần vỏ su kem

  • Nước: 130ml
  • Bơ lạt: 50g
  • Muối: ¼ mcf
  • Bột mì đa dụng: 70g
  • Trứng gà: 2 trái

Phần nhân kem trứng

  • Lòng đỏ: 2 cái
  • Đường: 60g
  • Bột bắp: 25g
  • Sữa tươi không đường: 240ml
  • Whipping cream: 180ml
  • Vanilla: 1 mcf

Cách làm nhân bánh su kem

Cách làm nhân bánh su kem

  • Cho lòng đỏ vào tô cùng với đường khuấy tan sau đó cho bột bắp vào khuấy cho đều.
  • Bắt một cái nồi lên bếp cho sữa vào nấu cho nóng khoảng 80 độ rồi nhấc khỏi bếp cho vào hỗn hợp trứng. Vừa cho vừa khuấy đều tay cho hỗn hợp quyện vào nhau.
  • Sau đó bạn lại đỗ ngược hỗn hợp lại vào nồi và bắt lên bếp đun với lửa nhỏ. Khuấy liên tục đều tay để không bị cháy dưới đáy nồi.
  • Nấu cho đến khi hỗn đặc sệt lại thì nhắt khỏi bếp cho vani vào khuấy đều rồi cho ra bát. Dùng màng bao thực phẩm đậy sát mặt nhân và để nguội.
  • Đánh bông whipping cream rồi cho phần nhân kem trứng vào đánh cùng cho mịn rồi cho vào bao bắt bông kem để mát tủ lạnh.

Công thức làm bánh su kem

Phần vỏ giòn

  • Cho vào bát bơ và đường dùng cây vét trộn đều sau đó cho bột mì vào trộn tiếp cho đến khi hòa quyện.
  • Cho khối bột ra một miếng giấy nướng bánh rồi dùng miếng giấy nướng khác đậy lên rồi cán mỏng. Sau khi cán mỏng đều thì cho vào ngăn đông khoảng 20 phút.

Phần vỏ su kem

  • Cho vào nồi nước, bơ và muối bắt lên bếp và nấu cho bơ tan và hỗn hợp sôi lên thì nhắc xuống.
  • Cho ngay bột mì vào rồi dùng phớt dẹp trộn đều cho đến khi bột hút hết nước và tạo thành một khối.
  • Sau khi khối bột đều rồi thì bạn cho lên bếp đảo thêm 1 phút 30 giây nữa để cho khối bột được dẻo hơn.
  • Lưu ý là đừng đảo lâu quá làm bột khô chỉ cần bột không còn dính nồi nữa là được. Nhắc khỏi bếp và để nguội khoảng 10 – 15 phút thì mới cho trứng vào.
  • Khi bột nguội bớt thì bạn mới cho từng trứng gà vào trộn đều, rồi mới cho tiếp trứng thứ hai. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp dẻo và chảy thành từng mảng là được. Cho bột vào túi bắt bông và đi tạo hình.

Cách tạo hình bánh su kem

  • Bơm bột ra ngoài khay có lót giấy nướng bánh, bơm dạng su tròn. Sau đó bạn mới lấy phần bột giòn trong tủ lạnh ra và ấn thành hình tròn theo kích cỡ vỏ su. Rồi đặt lên trên vỏ bánh.
  • Làm nóng lò trước 15 phút 200 độ C. Sau đó cho bánh vào nướng khoảng 20 – 25p, nhiệt độ 190 độ C.
  • Bánh chín cho ra và để nguội, sau đó đục một cái lỗ dưới mặt bánh và bơm nhân vào.

Bánh su kem bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, bánh su kem có hàm lượng calo khá cao. Vì các nguyên liệu làm nên bánh su chủ yếu là trứng, sữa, bơ, đường, kem béo,…. Do đó, trong 100g bánh su kem chứa khoảng 335 kcal và 1 chiếc bánh sẽ chứa khoảng 150 kcal.

Bánh su kem bảo quản được bao lâu?

Đối với bánh su kem vỏ giòn thì bạn nên ăn trong ngày để cảm nhận được độ giòn của lớp vỏ. Nhưng nếu ăn không hết thì bạn có thể cho vào hộp kín và bảo quản trong ngăn mát khoảng 2 ngày.

Vậy là chỉ với vài bước đơn giản đã có ngay món bánh su kem vỏ giòn. Một món ăn vô cùng quen thuộc nhưng lại làm theo một cách biến tấu hơn. Hãy vào bếp làm thử ngay món bánh su này để cùng cảm nhận sự khác biệt với Bếp Của Na nhé.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách làm bánh tiêu đơn giản bằng bột mì đa dụng
  • Cách làm bánh papparoti thơm ngon nức mũi

Scores: 4.9 (18 votes)

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

06/25/2022 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Cách làm bánh dứa Đài Loan đơn giản
Học Làm Bánh

Cách làm bánh dứa Đài Loan đơn giản mà ngon như ngoài hàng

được viết bởi Minh Tân 06/22/2022
Được viết bởi Minh Tân

Cách làm bánh dứa Đài Loan siêu đơn giản cho những ai yêu thích món bánh này. Bánh dứa là một loại bánh với lớp vỏ bên ngoài giòn xốp, bên trong nhân thì dẻo thơm mùi dứa. Cách làm bánh dứa Đài Loan thì cực kỳ đơn giản. Cùng vào bếp thực hiện món bánh này nhé.

Nguyên liệu làm bánh dứa Đài Loan

Phần nhân

  • Dứa: 500g
  • Đường: 40 – 50g ( tùy vào độ chua của dứa)
  • Bột quế: ¾ mcf

Phần vỏ

  • Bơ lạt: 100g
  • Cream cheese: 20g
  • Đường bột: 45g
  • Lòng đỏ trứng: 1 cái
  • Bột mì đa dụng: 150g
  • Bột sư tử: 20g

Cách làm bánh dứa Đài Loan

Bước 1: Sên nhân

Sên nhân dứa

  • Dứa thì bạn dùng muỗng cạo để lấy phần thịt hoặc cũng có thể cho vào máy xay và xay nhuyễn. Lưu ý là đừng xay nhuyễn quá như thế sẽ không cảm nhận được sợi dứa.
  • Sau khi cao lấy được phần thịt dứa thì bạn cho vào chảo cùng với đường, bột quế và bật bếp lên sên.
  • Lâu lâu đảo đều tránh bị cháy dưới đáy chảo, khi hỗn hợp bắt đầu cạn dần thì hạ nhỏ lửa lại. Đảo đều tay cho đến khi thấy dứa trong, sệt và vo thử không bị chảy xệ nữa là đạt.
  • Để phần nhân nguội rồi đem đi vo tròn, mỗi viên khoảng 10g.

Bước 2: Làm phần vỏ bánh dứa

  • Cho vào âu bơ, cream cheese và đường dùng phới lòng đánh cho hòa quyện lại.
  • Sau đó cho vào 1 cái lòng đỏ và bột mì, bột sư tử trộn cho đến khi quyện lại thành một khối bột.  Dùng tay nhồi cho khối bột được mịn và dính lại với nhau.
  • Dùng màng bọc thực phẩm bao lại. Cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 40 phút cho khối bột được cứng lại dễ tạo hình.

Bước 3: Tạo hình bánh

  • Sau khi bột nghỉ xong thì lấy ra đem chia thành những viên, mỗi viên khoảng 20g rồi vo tròn lại.
  • Tiếp theo thì bạn ấn dẹp viên bột ra rồi cho nhân vào giữa rồi túm nhân lại, vo tròn, rồi cho viên bột vào khuôn bánh và ấn lắp đầy khuôn. Lần lượt làm cho hết những cái còn lại.

Bước 4: Nướng bánh

  • Làm nóng lòng trước 15 phút 175 độ C.
  • Xếp bánh lên khay có lót giấy nướng bánh, cho vào lò nướng ở nhiệt độ khoảng 175 độ C trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Bánh chín lấy ra để nguội rồi trang trí và thưởng thức.

Lưu ý để làm bánh dứa Đài Loan thành công

Lưu ý để làm bánh dứa Đài Loan thành công

  • Sên nhân phải khô ráo vừa phải không quá khô hoặc quá mềm, thử vo tròn nhân thấy không chảy xệ là được.
  • Nếu nướng bánh bị nứt mặt thì có thể do nhân bánh còn quá ướt hoặc nướng với nhiệt độ quá cao.

Cách bảo quản bánh dứa Đài Loan

  • Khi bánh đã nguội, cho vào hộp kín (nên có túi hút ẩm), để nơi khô ráo thoáng mát. Có thể sử dụng trong vòng 1 tuần.
  • Nhân thừa, bạn có thể đậy kín, để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 ngày và ngăn đá khoảng 1-2 tháng.

Với cách làm bánh dứa Đài Loan đơn giản bạn có thể dễ dàng thực hiện nó ngay tại nhà rồi. Vỏ bánh giòn tan, bên trong nhân thơm thơm, ngọt ngọt của dứa hòa quyện lại với nhau vô cùng ngon miệng. Ăn bánh này và uống cùng với trà thì còn gì bằng, hãy vào bếp trổ tài làm ngay bánh dứa này nhé. Cùng theo dõi chuyên mục Học làm bánh để khám phá nhiều công thức mới hấp dẫn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách làm bánh phục linh bằng khuôn đơn giản tại nhà
  • Cách làm bánh papparoti thơm ngon nức mũi

Scores: 4.7 (15 votes)

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

06/22/2022 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
cách làm hạt đác tim thơm ngon nhất
Học Pha Chế

Cách làm hạt đác rim với nhiều biến tấu hấp dẫn tại nhà

được viết bởi Minh Tân 06/20/2022
Được viết bởi Minh Tân

Cách làm hạt đác rim tại nhà với nhiều biến tấu hấp dẫn thơm ngon không thể nào bỏ qua. Hạt đác là một món ăn vô cùng tốt cho sức khỏe là món ăn được các bạn trẻ yêu thích hiện nay. Với cách làm cực kỳ đơn giản sẽ có ngay được món nước hạt đác rim vô cùng sảng khoái. Cùng vào chuyên mục Học Pha Chế thực hiện món thức uống này nhé.

>> Có thể bạn quan tâm: Hạt đác là gì? Công dụng và cách sơ chế hạt đác

Cách làm hạt đác rim hấp dẫn

Hạt đác rim dứa

hạt đác rim dứa

Nguyên liệu

  • Hạt đác tươi: 1 kg
  • Đường phèn: 300g
  • Dứa ( thơm ): 1 trái nhỏ
  • Gừng: 1 củ nhỏ

Cách làm:

  • Hạt đác sau khi mua về thì bạn sơ chế cho sạch rồi rửa lại với nước nhiều lần, để ráo.
  • Tiếp theo thì bạn sơ chế dứa, rồi cắt dứa thành những miếng vừa ăn cỡ hạt đác hoặc có thể to hơn.
  • Sau đó cho hạt đác và dứa vào cùng một cái thau lớn rồi cho thêm đường và gừng cắt sợi vào trộn đều để ướp cho tan đường khoảng 3 tiếng, cứ 20 phút thì đảo một lần.
  • Sau 3 tiếng, bắt một cái chảo lên bếp cho thao hạt đác ướp đường vào và nấu cho đến khi hỗn hợp sôi khoảng 5 phút thì hạ nhỏ lửa lại và nấu riu riu cho nước cạn từ từ, nhớ đảo đều trong quá trình nấu nhé.
  • Đun cho đến khi nước trong chảo vừa cạn thì nhắc xuống khỏi bếp và để nguội rồi cho vào keo dùng dần nhé.
  • Với cách rim này thì bạn có thể ăn cùng với sữa chua hay những món chè khác nhé.

Hạt đác rim chanh dây

hạt đác rim chanh dây

Nguyên liệu

  • Hạt đác: 1 kg
  • Chanh dây: 7 trái
  • Đường: 400g

Cách làm

  • Hạt đác thì bạn sơ chế cho sạch rồi rửa lại với nước. Chanh dây thì cạo lấy ruột.
  • Cho hạt đác vào một cái thau rồi cho chanh dây và đường vào cùng đảo đều để ướp khoảng 30 phút.
  • Sau đó bắt một cái chảo lên bếp cho hạt đác ướp đường vào rồi bật bếp lên đun với lửa vừa, vừa đun vừa đảo đều cho đến khi cạn nước thì nhắc khỏi bếp, để nguội và thưởng thức.

Hạt đác rim trà xanh

hạt đác rim trà xanh

Nguyên liệu

  • Hạt đác: 1kg
  • Bột trà xanh: 100g
  • Đường: 250g

Cách làm

  • Cho hạt đác vào một cái thau sau đó cho bột trà xanh và đường vào trộn đều lên và để ướp khoảng 30 – 60 phút cho ngấm đường và ngấm màu.
  • Sau đó bắt chảo lên bếp cho hạt đác vào rim cho đến khi nước đường cạn thì nhắc khỏi bếp.

Hạt đác rim cam

hạt đác rim cam

Nguyên liệu

  • Hạt đác: 1kg
  • Cam sành: 3 trái
  • Đường 250g

Cách làm

  • Sơ chế sạch hạt đác, cam thì vắt lấy nước sau đó cho cam và hạt đác vào chảo, thêm đường vào rồi trộn đều lên để ướp 30 phút.
  • Sau khi ướp xong thì bắt chảo lên bếp và rim với lửa vừa, vừa rim vừa đảo đều tay để không bị cháy dưới đáy chảo.
  • Rim cho đến khi thấy nước trong chảo cạn dần thì nhắc khỏi bếp, để nguội. Có thể ăn cùng với sữa chua hoặc nếu ăn không hết thì cho vào hộp kín bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

Hạt đác rim dâu tằm

hạt đác rim dâu tằm

Nguyên liệu

  • Hạt đác: 1kg
  • Dâu tằm: 500g
  • Đường phèn: 250 – 300g

Cách làm

  • Hạt đác mua về sơ chế cho thật sạch sau đó bạn trụng nó qua nước sôi rồi vớt ra để ráo.
  • Sau đó thì bạn cho hạt đác, dâu tằm và đường vào chảo rồi đảo đều và để ướp khoảng 60 phút cho thấm đường.
  • Rồi bàn bắt chảo lên bếp và rim với lửa vừa cho đến khi nước cạn là được, nhấc khỏi bếp và để nguội.

Cách rim hạt đác không bị cứng

  • Khi ướp hạt đác với các loại nguyên liệu khác như dâu tằm, thơm, đường… thì bạn nên để ướp ít nhất khoảng 30 phút để cho ngấm rồi sau đó đem đi rim khoảng 20 cho đến khi thấy đác trong lại và nước sệt sệt kéo thành sợi là được.
  • Đừng rim lâu quá làm hạt đác khô và bị cứng.

Hạt đác có tốt cho bà bầu không?

hạt đác có tốt cho bà bầu không

  • Không chỉ có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, ít ai biết rằng hạt đác còn chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng cực tốt cho cơ thể. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, hạt đác còn mang đến nhiều công dụng bất ngờ.
  • Giúp xương khớp bà bầu khỏe mạnh, giảm đau nhức do vận động, sinh hoạt.
  • Với chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi mang thai, bà bầu dễ bị khó tiêu, táo bón… Việc ăn hạt đác sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn vì có nhiều chất xơ.
  • Điều chỉnh huyết áp, giữ huyết áp ổn định trong thai kỳ.
  • Ăn hạt đác là cách hữu hiệu để mẹ bầu kháng khuẩn tốt cho cơ thể. Đồng thời giúp phát triển toàn diện trí não của bé.
  • Chứa một lượng lớn canxi, nên hạt đác chỉ là nguồn cung cấp canxi hiệu quả cho mẹ. Bên cạnh đó còn giúp trẻ phát triển về xương và răng khỏe mạnh.
  • Đác còn là nguồn dinh dưỡng và năng lượng tuyệt vời cho bà bầu. Ngoài ra, những mẹ thiếu sữa cũng có thể sử dụng hạt như một món ăn hữu ích để thúc sữa.

Với những cách chế biến hạt đác đa dạng như trên thì bạn có được những món thức uống mới lạ thơm ngon giải khát vào ngày nắng nóng. Hạt đác dẻo bùi, giòn sần sật kết hợp với sữa chua hay những món chè hoặc có thể dằm đá với hạt é ăn cùng cũng rất ngon. Vào mùa hè rồi các mẹ hãy làm cho các con mình món hạt đác rim này nhé chắc chắn các bé sẽ rất thích.

Scores: 4.1 (15 votes)

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

06/20/2022 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
bột nếp
Kiến Thức Làm Bánh

Bột nếp là gì? Tất tần tật thông tin về bột nếp

được viết bởi Minh Tân 06/14/2022
Được viết bởi Minh Tân

Bột nếp là một trong những loại bột được sử dụng khá nhiều trong các công thức làm bánh đặc biệt là những loại bánh Việt. Nhìn bên ngoài thì khá giống với bột năng nên nhiều người còn nhầm lẫn. Vì thế hôm nay Bếp Của Na chia sẻ bài viết này đến để giúp các bạn hiểu thêm về loại bột này nhé.

Bột nếp là gì?

Bột nếp là một loại bột được làm từ gạo nếp có chứa amylopectin, một hợp chất tạo độ kết dính, độ cứng và độ dẻo. Bột nếp thành phẩm rất mềm, mịn, có màu trắng tinh như gạo nếp.

Ở Việt Nam, bột nếp thường được dùng để nấu xôi, chè, nấu rượu nếp, làm bánh chưng, bánh tét….

Các loại bánh làm từ bột nếp

Bánh mochi

  • Bánh mochi là một loại bánh truyền thống của Nhật Bản du nhập vào nước ta và được rất nhiều người yêu thích do hương vị thơm ngon.
  • Bánh mochi gồm 2 lớp chính: lớp ngoài cùng là gạo nếp được tuyển chọn kỹ lưỡng để tạo nên lớp vỏ bánh dẻo, lớp nhân ở giữa thường được biến tấu thành nhiều loại nhân khác nhau. Thường là nhân đậu đỏ hoặc là lớp kem bên trong.

Bánh ít trần

Bánh ít trần là một món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người. Món ăn được bao bọc bên ngoài là lớp bột mềm, dai dai, bên trong là nhân tôm thịt đậm đà, chấm với nước mắm ớt ngon đúng điệu.

Banh ú tro

  • Bánh ú tro là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam. Bánh tro hấp thường được gói bằng lá chuối để giữ nguyên hương vị.
  • Với lớp ngoài mịn và dẻo, bánh tro thường được ăn với mật mía.  Bạn có thể cảm nhận rõ ràng lớp bên ngoài mềm thơm, nhân đậu xanh bùi bùi hòa quyện với vị ngọt của mật mía.

Bánh chưng

  • Được coi là món bánh truyền thống cho những ngày Tết, bánh chưng không chỉ ngon mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa dân tộc. 
  • Bánh chưng là một trong những loại bánh có hương vị đa dạng nhất. Từ vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đậu xanh, đến vị béo của thịt mỡ và mùi thơm đặc trưng của tiêu, hành, lá dong.

Bánh giầy

Bánh Giầy là loại bánh thường được dùng trong ngày giỗ Tổ hàng năm của chúng ta. Bánh giầy kẹp cùng với chả lụa sự kết hợp tuyệt vời được nhiều người yêu thích. Khi ăn bạn có thể cảm nhận được độ dai và mịn của bột gạo quyện cùng với chả lụa dai giòn thơm ngon và một chút muối tiêu sẽ khiến món ăn trở nên ngon hơn.

Bánh ít

Bánh ít thì không còn quá xa lạ gì đối với nhiều người, một món bánh mà có lẽ ai ai cũng biết, cũng từng ăn. Vỏ bánh thì mềm dẻo thơm mùi của lá dứa. Phần nhân thì thơm béo bùi bùi của đậu hoặc là nhân dừa ngọt béo. Ăn vào thì không thể nào quên được hương vị đặc trưng đó.

Công dụng bột nếp

Công dụng bột nếp

  • Bột nếp có đặc tính dẻo, mịn, tạo độ sệt cho món ăn. Đây là thành phần chính của món bánh dày, bánh mochi, bánh tẻ, bánh rán, bánh trung thu dẻo, bánh khoai mỡ, bánh tổ, chè,..
  • bột gạo nếp có chứa gamma oryzanol – chất chống tia cực tím, chống nám và sạm da; proanthocyanidins – các enzym ức chế bảo vệ độ đàn hồi của da; Vitamin E giúp chống lão hóa.
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bột có 1,2 mg sắt, điều này lý giải tại sao phụ nữ sau sinh được khuyến khích ăn nhiều đồ nếp. Bột gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu và giúp làm ấm bụng. Vì vậy, nó là một sự lựa chọn tốt cho những người mới làm mẹ.

Phân biệt bột gạo và bột nếp

  • Gạo nếp là nguyên liệu chính để sản xuất bột nếp. Gạo nếp thường được dùng để chế biến các món xôi, chè, bánh chưng.
  • Khác với bột nếp, bột gạo hay còn gọi là bột gạo tẻ được xay từ những hạt gạo tẻ. Loại gạo thường được dùng để nấu cơm hàng ngày.
  • Trong gạo nếp có chất amylopectin, đây là hợp chất có khả năng gây dính và khá dẻo. Vì vậy, khi dùng để xay thành bột nếp cũng có tính chất như vậy. Bột khá mịn, có màu trắng tự nhiên như keo gạo.
  • Nhìn sơ qua sẽ khó phân biệt được hai loại bột này. Nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy bột gạo có màu trắng sữa chứ không mịn như bột nếp. Đặc điểm của loại bột này là giúp bánh mềm và không bị khô khi thành phẩm.

Bột nếp có thể thay bằng bột gì?

Bột nếp có thể thay bằng bột gì

  • Bạn có thể thay bột nếp bằng bột gạo hay bột năng nhưng do mỗi loại sẽ có từng đặc điểm khác nhau. Nên chất bánh làm ra cũng sẽ khác nhau vì thế bạn nên sử dụng loại bột đúng với công thức thì bánh làm ra sẽ chất lượng và ngon hơn.
  • Đối với một số món ăn mà cần làm sánh đặc thì bạn có thể sử dụng bột khác thay cho bột nếp đều được. Vì nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến món ăn của bạn.

Bột nếp bao nhiêu tiền?

  • Hiện nay trên thị trường bột được bán với giá dao động từ 22.000đ – 66.000đ hoặc có thể cao hơn tùy vào mỗi loại. Vì nhiều loại khác được du nhập vào Việt Nam nên giá thành cũng cao hơn.
  • Nhưng nhìn chung thì nhiều người sẽ sử dụng loại phù hợp với bánh mình làm không đòi hỏi quá cao. Bạn có thể tìm mua tại các siêu thị, các cửa hàng bánh nguyên liệu làm bánh hay các cửa hàng bình dân đều có bán.

Qua bài viết trên đây thì bạn cũng sẽ hiểu thêm phần nào về bột nếp. Nhìn chung thì bột này khá quen thuộc với người tiêu dùng. Đa phần đối với những loại chè, bánh Việt thì thường sử dụng những loại bột nếp, bột năng hay bột gạo để làm. Vì thế bạn hãy vào bếp làm thử ngay các món bánh ngon để chiêu đãi cho gia đình nhé.

Scores: 4.5 (11 votes)

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

06/14/2022 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
men nở
Kiến Thức Làm Bánh

Men nở là gì? Tất tần tật kiến thức về men nở

được viết bởi Minh Tân 06/11/2022
Được viết bởi Minh Tân

Như bạn cũng biết men nở là một nguyên liệu không thể nào thiếu trong các công thức làm bánh mì, nó giúp cho kết cấu của bánh được nở xốp, dai và mềm. Vì thế men nở là gì và cách phân biệt giữa men nở, bột nở và muối nở như thế nào thì mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để có thể hiểu thêm về men nhé.

Men nở là gì?

Men nở có tên gọi là Yeast, là một nguyên liệu rất quen thuộc trong làm bánh. Nó có tác dụng kích thích bột nở ra trong quá trình ủ bột. Các vi sinh vật sống có trong men có khả năng tiết ra một số loại enzymes giúp thúc đẩy quá trình lên men của bột nhào. Men chuyển hóa tinh bột và đường trong thành phần nguyên liệu thành khí Cacbon và khí mùi gốc rượu. Nhiệt độ từ 20 – 37 độ C là môi trường hoạt động lý tưởng nhất của men. Bạn có thể mua men nở tại đây nhé.

Các loại men nở phổ biến

các loại men nở phổ biến

Hiện nay trên thị trường có 3 loại men khô:

Men tươi

Có màu trắng ngà, mềm, ẩm, thường đóng thành khối. Có thể trộn trực tiếp men tươi với bột mà không cần phải kích hoạt. Men tươi có hạn sử dụng ngắn và được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Men nở khô

Men khô có kích thước hạt thô, màu nâu ngà, rất phổ biến ở Việt Nam. Khi sử dụng men khô này bạn nên kích hoạt trước là ngâm với nước ấm ở nhiệt độ 32 – 38 độ C (sử dụng lượng nước trong công thức làm bánh).

Có thể bảo quản men này ở nhiệt độ thường, nhưng tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh.

Men instant

  • Men nở tức thì có hạt mịn, dạng hạt màu nâu. Không cần kích hoạt trước mà có thể trộn trực tiếp vào bột.
  • Lên men tức thì tạo ra nhiều khí hơn men khô và hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, vì vậy cùng một lượng bột mì thì dùng men instant ít hơn men khô.
  • Bên cạnh đó thì men còn dựa vào hoạt tính để phân biệt:
  • Đối với loại men đường cao ( High sugar yeast):
  • Dùng cho các loại bánh có lượng đường cao trong công thức làm bánh(>8%)
  • Đối với men đường thấp ( Low sugar yeast):
  • Dùng cho các loại bánh lạt, có lượng đường thấp (<8%)

Men nở làm bánh gì?

Men nở thường được dùng chủ yếu trong các công thức bánh mì ngọt hay bánh mì lạt như bánh mì Việt Nam, bánh bao, bánh tiêu, baguette, brioche, croissant, sandwich, Coffee bun, tất tần tật các loại bánh mì,…. và một số loại bánh ngọt có sử dụng men nở như bánh bò thốt nốt.

Thay men nở bằng gì?

Đối với men nở thì nó là một nguyên liệu thiết yếu đối với bánh mì vì thế không thể thay thế men nở bằng một nguyên liệu khác vì kết cấu của sản phẩm đó khác với kết cấu của  món bánh mì. Nên bánh làm ra sẽ bị chai, cứng không mềm ẩm.

Tại sao men không nở?

Tại sao men không nở

Có nhiều lý do để men không nở đó là:

  • Men khui ra để quá lâu hoặc hết hạn sử dụng việc này làm men không còn hoạt động..
  • Men sẽ không hoạt động nếu như nhiệt độ 0 – 1 độ C và Men sẽ chết nếu nhiệt độ trên 60 độ C nên các bạn cần lưu ý.
  • Và một điều quan trọng đó là đừng để men tiếp xúc trực tiếp với muối vì muối sẽ làm ức chế quá trình lên men.

Men nở để được bao lâu?

Đối với men nở đã được kích hoạt rồi thì nên sử dụng ngay để men còn hoạt động tốt, còn men mà chưa kích hoạt thị bạn có thể để được khoảng 6 – 12 tháng tùy vào từng loại men.

Phân biệt men nở, bột nở và muối nở

Men nở

Men thường được sử dụng chủ yếu cho các công thức làm bánh mì. Nó có tác dụng của bột nở và tùy từng loại bánh mà thời gian ủ sẽ khác nhau. Khi sử dụng men không được để men tiếp xúc trực tiếp với muối mà trộn riêng muối với bột, hòa men với nước ấm, sau đó trộn đều men vào bột.

Muối nở

Hay còn được gọi là baking soda là một trong những thành phần có trong bột nở và bản thân nó cũng là một loại chất làm nở.

Baking soda thường được sử dụng trong các công thức nấu ăn với các thành phần có tính axit như giấm, sữa chua, kem, sô cô la, sữa bơ, v.v. đường nâu, trái cây hoặc xi-rô vì nó cộng hưởng với axit làm nên tác dụng nở của baking soda.

Bột nở

Còn được gọi là baking powder, là một hỗn hợp khô của một lượng nhỏ tinh bột và muối nở.

Bột nở có 2 loại là:

  • Single acting baking powder: làm bánh nở ngay khi tiếp xúc lần đầu với nước
  • Double acting baking powder: bánh sẽ nở qua 2 giai đoạn đó là lần đầu khi tiếp xúc với nước và lần hai là khi tiếp xúc với nhiệt độ trong lò. Đây là loại được dùng phổ biến.

Cách bảo quản men nở

Đối với men nở tươi thì bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 tháng.

Còn đối với men khô và men instant thì bạn nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh nơi nắng nóng. Nếu đã khui và sử dụng chưa hết thì có thể bảo quản khoảng 3 tháng trong ngăn mát tủ lạnh.

Vậy là với những chia sẻ trên thì bạn cũng có thể hiểu thêm về men nở là gì cũng như công dụng của nó. Bên cạnh đó bạn có thể biết cách sử dụng men như thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn. Chúc bạn làm ra những mẻ bánh thơm ngon và chất lượng nhé. Hãy theo dõi kiến thức làm bánh để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé.










Scores: 4 (10 votes)

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

06/11/2022 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
cách làm gà hấp lá chanh
Học Nấu Ăn

Tổng hợp những cách làm gà hấp ngon dễ làm bổ dưỡng

được viết bởi Minh Tân 06/09/2022
Được viết bởi Minh Tân

Gà chắc hẳn là món ăn khoái khẩu của nhiều người kể cả trẻ em. Ngoài những món như gà rán, gỏi gà thì gà hấp cũng ngon không kém. Nhưng bạn đã biết những món gà hấp vô cùng hấp dẫn, lạ miệng chưa? Nếu chưa thì Bếp Của Na sẽ tổng hợp những cách làm gà hấp ngon mà bạn không thể bỏ qua. Cùng tham khảo làm ngay những món gà ngon này nhé. 

Gà hấp hành

cách làm gà hấp hành

Nguyên liệu

  • Gà ta: 1 con
  • Hành: 100g
  • Rượu trắng: 50ml
  • Gừng: 1 củ

Cách làm

  • Đầu tiên thì bạn sơ chế gà cho sạch sau đó dùng muối chà sát lên mình gà rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.
  • Chuẩn bị một cái chén cho 2 mcf hành tím băm, 1 mcf bột ngọt, 2 mcf hạt nêm, 1 mcf nước mắm, ½ mcf đường, 1 mcf tiêu rồi trộn đều lên.
  • Thoa đều hỗn hợp sốt lên trên và cả bên trong gà, rồi để gà nghỉ 30 phút rồi đem đi hấp.
  • Chuẩn bị một cái nồi cho gà đã ướp vào cho rượu, hành lá và vài lát gừng rồi đậy kín. Hấp trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ vừa đến khi xăm thấy gà không còn chảy nước màu hồng là được.
  • Gà hấp hành vàng ươm, lớp da căng bóng, phần thịt mềm ngọt ngấm đều gia vị. Ăn cùng với hành lá giòn giòn thơm mùi đặc trưng.

Gà hấp lá chanh

cách làm gà hấp lá chanh

Nguyên liệu

  • Gà ta: 1 con
  • Lá chanh: 20 lá
  • Tỏi băm, hành tím băm: 2 mcf
  • Bột nghệ: 1 ít
  • Sả: 8 tép
  • Gia vị thông dụng: tiêu, đường, nước mắm,…

Cách làm

  • Gà bạn sơ chế sạch rồi để ráo.
  • Chuẩn bị một cái bát cho vào đó ½ mcf bột ngọt, 1 mcf muối, 2 mcf hạt nêm, 1 mcf nước mắm, 1 mcf đường, 1 mcf tiêu, một ít bột nghệ và bột ớt (nếu có). Cuối cùng là không thể thiếu lá chanh cắt nhuyễn.
  • Sau đó thoa đều lên trên con gà bên trong lẫn bên ngoài rồi để gà nghỉ khoảng 30 phút.
  • Chuẩn bị nồi, cho sả vào dưới đáy nồi, một vài cái lá chanh rồi cho gà vào. Thêm 50ml nước bắt lên bếp nấu với lửa nhỏ vừa khoảng 30 – 40 phút, dùng đũa xâm thử nếu gà chín thì lấy ra.
  • Món này ăn cùng với muối ớt chanh thì còn gì bằng. Da gà vàng óng dai dai giòn giòn thơm mùi lá chanh, thịt gà thị ngọt thấm đều gia vị ăn với muối ớt thì còn gì bằng.

Gà hấp xì dầu

cách làm gà hấp xì dầu

Nguyên liệu

  • Gà ta: 1 con
  • Nước tương: 150ml
  • Nước lọc: 100ml
  • Rượu nấu ăn: 50ml
  • Hành tím và tỏi băm: 2 mcf
  • Gừng: ½ củ
  • Gia vị thông dụng: muối, đường, hạt nêm,….

Cách làm

  • Gà thì bạn sơ chế cho sạch rồi để ráo nước.
  • Bắt một cái nồi lên bếp, cho dầu vào, dầu nóng thì cho hành tỏi băm và gừng cắt  lát vào đảo sơ. Sau đó cho 60g đường vào đảo đều cho đường tan chuyển sang màu cánh gián.
  • Sau đó bạn mới cho con gà vào lăng sơ qua cho gà săn lại rồi sau đó cho rượu, nước lọc và nước tương vào. Hạ nhỏ lửa lại và hấp trong khoảng 30 phút cho gà chín.
  • Lưu ý muốn gà thấm đều gia vị thì trong lúc hấp bạn trở gà  thường xuyên để gia vị được ngấm vào trong.
  • Gà chín thì bạn vớt ra cho ra dĩa và thưởng thức.
  • Món gà này bạn có thể không cần chấm thêm nước sốt vì nước tương ngấm đậm vào trong thịt nên rất đậm đà.

Gà hấp nước dừa

cách làm gà hấp nước dừa

Nguyên liệu

  • Gà ta: 1 con
  • Dừa tươi: 1 trái
  • Tỏi và hành tím băm: 2 mcf
  • Gia vị thông dụng: muối, đường, hạt nêm….

Cách làm

  • Đầu tiên thì bạn sơ chế gà cho thật sạch rồi để ráo.
  • Sau đó cho gà vào thao rồi nêm gia vị vào đó khoảng 1mcf bột ngọt, 2mcf hạt nêm, 1 mcf muối, 1 mcf nước mắm, 1 mcf đường. Cuối cùng là hành tím và tỏi băm vào rồi thoa đều lên mình gà.
  • Để gà nghĩ khoảng 30 phút, sau đó bắt một cái nồi lên bếp cho nước dừa vào rồi cho gà vào cùng nấu lửa vừa cho gà chín thì nhắc ra.
  • Bạn nên ăn cùng với muối ớt chanh để cho đậm đà nếu khẩu vị của bạn ăn đậm.

Gà hấp mật ong

cách làm gà hấp mật ong

  • Đối với gà hấp mật ong thì cũng tương tự như những cách ướp trên nhưng sẽ thay đường bằng mật ong và đem gà ĐI hấp khoảng 30 – 40 phút.
  • Với cách ướp bằng mật ong sẽ giúp thịt gà có vị ngọt thanh hơn và ngon hơn. Thịt ngấm đều gia vị, da gà thì căng bóng dai thơm ngon đến khó cưỡng.

Gà hấp ngải cứu

cách làm gà hấp ngãi cứu

  • Gà hầm ngải cứu là món ăn không chỉ giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn giúp an thai cho chị em phụ nữ. 
  • Công dụng nhiều là vậy nhưng các bước thực hiện cách làm gà hấp ngải cứu lại vô cùng đơn giản chỉ cần ướp gà rồi cho ngải cứu vào trong bụng gà và đem đi hấp.
  •  Thịt gà mềm béo quyện với ngải cứu thơm phức vô cùng thanh đạm và bổ dưỡng.
  • Còn chần chừ gì nữa hãy bắt tay vào làm món ăn này để chiêu đãi gia đình bạn nhé.

Gà hấp lá sen

cách làm gà hấp lá sen

  • Cây sen là loại cây có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, từ lá sen, ngó sen, hạt sen hay tâm sen,… đều có thể chữa bệnh, nấu ăn và làm đẹp. 
  • Và còn gì tuyệt vời hơn khi kết hợp giữa lá sen, hạt sen và gà hấp cùng nhau tạo nên một món ăn hấp dẫn. 
  • Gà sau khi làm sạch rồi bạn đem đi ướp với các gia vị như những cách hấp trên. Sau đó bạn cho hạt sen hoặc thêm nấm rơm vào bụng gà rồi bạn dùng lá sen gói quanh con gà. Cho lên xửng hấp, hấp khoảng 40 phút.
  • Khi thức ăn đã chín, bạn mở từng phần lá sen ra sẽ thấy thịt gà chín mềm, ngon ngọt cùng với hạt sen bùi béo thơm ngon.
  • Đặc biệt là khi hấp gà với lá sen sẽ tạo nên một hương thơm “tuyệt vời” làm bay mất mùi sen. Món này chấm với muối tiêu chanh hoặc ăn cùng bát xôi thì tuyệt cú mèo luôn.

Gà hấp cải thìa nấm đông cô

cách làm gà hấp cải thìa nấm đông cô

Cải thìa là một loại rau giàu chất dinh dưỡng và rất quen thuộc với chúng ta. Ngoài tác dụng ngăn ngừa ung thư, giúp vận động tốt, cải ngọt còn có thể chế biến nhiều món ăn ngon.

Và gà hấp cải thìa với nấm đông là một món ăn quen thuộc được nhiều người biết đến. Cách làm món gà hấp này vô cùng đơn giản không tốn quá nhiều thời gian.

  • Gà sau khi làm sạch thì đem đi ướp gia vị rồi để gà nghỉ.
  • Sau đó bắt một cái nồi lên bếp cho khoảng 1 chén nước rồi cho gà vào hấp khoảng 15 phút.
  • Trong lúc hấp gà thì bạn đi luộc sơ cải thìa qua nước sôi rồi vớt ra cho vào thau nước đá.
  • Rồi bạn mới cho cải vừa luộc và nấm đông cô vào nồi gà luộc và luộc thêm 15 phút nữa cho gà chín thì vớt ra dĩa.
  • Bạn lấy nước luộc gà lượt qua rây. Sau đó bắt một cái chảo lên bếp, cho dầu vào, dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi thơm. Cho nước luộc gà vào và nêm nếm lại cho vừa ăn, rồi pha bột năng cho vào để nước sốt sánh lại.
  • Cuối cùng là rưới nước sốt lên thịt gà cải thìa và nấm.
  • Món gà hấp cải thìa nấm đông cô không chỉ ngon, mà còn mới lạ. Thịt gà mềm và dai kết hợp với cải ngọt, nấm đông cô. Bạn hãy thêm nó vào danh sách thực đơn nấu ăn hàng ngày của bạn ngay bây giờ nhé.

Gà hấp lá chúc

cách làm gà hấp lá chúc

  • Món gà hấp lá chúc thì tương tự như cách làm gà hấp lá chanh. Tiếp đến chỉ việc thay lá chanh thành lá chúc là bạn đã có thêm một món ngon trong thực đơn món ăn của mình rồi.
  • Lá chúc có mùi thơm nồng như lá chanh nên món gà hấp làm ra cũng sẽ thơm ngon và rất ngon, mang một hương vị đặc trưng của lá chúc.

Trên đây là những cách làm gà hấp vừa ngon, vừa dễ làm. Bạn có thể chế biến được những món gà ngon cho gia đình của mình. Thay đổi thực đơn một cách đa dạng làm cho việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn.

>> Xem thêm

  • Cách làm gà hấp muối hột da giòn thơm ngon hấp dẫn
  • Cách làm khô gà lá chanh ngon đúng chuẩn
  • Cách nấu miến gà thơm ngon đúng điệu

Scores: 4.7 (13 votes)

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

06/09/2022 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
tìm hiểu đường nâu là gì
Kiến Thức Làm Bánh

Đường nâu là gì? Công dụng đường nâu trong sức khỏe và làm bánh

được viết bởi Minh Tân 06/01/2022
Được viết bởi Minh Tân

Đường nâu là gì? Đường nâu có công dụng gì khác với đường thường không và công dụng của đường nâu là gì? Bài viết này Kiến thức làm bánh sẽ chia sẻ về đường nâu cũng như công dụng cho các bạn cùng hiểu rõ hơn nhé.

Đường nâu là gì?

Sau khi đường trắng kết tinh, phần nước còn lại sẽ tạo thành một hỗn hợp đặc sệt gọi là mật mía. Sau đó, dùng nước đó để trộn với đường trắng, qua quá trình chế biến sẽ tạo ra đường nâu.

Giống như đường trắng, đường nâu là một loại đường sucrose và có dạng hạt mịn. Tuy nhiên, đường này có màu nâu do được phủ bên ngoài 8 – 10% mật đường. Màu sắc của đường nâu tùy thuộc vào lượng mật thêm vào nên có màu sắc khác nhau, từ nâu sẫm đến nâu vàng.

Thành phần dinh dưỡng của đường nâu

Thành phần dinh dưỡng của đường nâu

Đường nâu có thành phần tương tự như đường trắng, tuy nhiên sẽ có vài thành phần khác nhau. Đường nâu có giá trị calo thấp, trong 100g chỉ có khoảng 373 calo. Các khoáng chất được lấy từ mật đường như: magie, canxi, kali và sắt. Một muỗng canh mật đường có thể cung cấp 20% giá trị dinh dưỡng một ngày của mỗi người.

Ngoài ra đường nâu có một số hàm lượng khác như:

  • Calo: 1 thìa đường chứa khoảng 17 calo, tức là khoảng 1% hàm lượng calo cần dùng để tiêu thụ hàng ngày.
  • Chất béo: Đây là loại đường không có chất béo. Tuy nhiên khi kết hợp với một số chất khác có chứa chất béo có thể làm món ăn không tốt cho sức khỏe.
  • Carbohydrate: Trong 1 thìa đường có chứ khoảng 4g carbohydrate tương đương với 1% hàm lượng cơ thể cần mỗi ngày.
  • Vitamin và các khoáng chất: Cơ bản đường nâu thường không có vitamin và chỉ chứa một lượng nhỏ khoáng chất.

Các loại đường nâu

Hiện nay trên thị trường có hai loại đường nâu phổ biến là đường nâu tự nhiên và đường nâu thương mại.

  • Đường nâu tự nhiên: Khi làm ra loại đường này thường sẽ giữ lại một phần mật rỉ đường ở giai đoạn cuối trong quá trình tinh luyện.
  • Đường nâu thương mại: Là đường được sản xuất bằng cách kết hợp đường trắng và mật đường để nhuộm màu nâu. Mật đường được sử dụng trong loại đường này thường chứa khoảng 10% tổng lượng đường nâu.

Đường nâu và đường đen có giống nhau không?

Có khá nhiều người thường nhầm lẫn giữa đường nâu với đường đen. Tuy nhiên chỉ bằng mắt thường chúng ta sẽ phân biệt được qua màu sắc. Đường đen có vị đậm hơn đường nâu, màu nâu đậm hơn, hạt ướt xốp hơn nhiều.

Công dụng của đường nâu

Công dụng của đường nâu

Đường nâu thì có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cũng như là làm đẹp. Bên cạnh đó còn hỗ trợ trong nấu ăn làm cho các món ăn đa dạng, phong phú hơn.

Trong sức khỏe và làm đẹp

Đối với sức khỏe và làm đẹp thì đường nâu có công dụng như:

Giảm cân, chống béo phì

Do hàm lượng calo thấp, đường nâu thường được sử dụng để thay thế đường trắng trong chế biến thực phẩm và đồ uống. Nhờ đó, cơ thể sẽ ngăn ngừa tình trạng béo phì, giúp chị em đạt được cân nặng như mong muốn.

Đẹp da, ngừa mụn

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp làm đẹp tự nhiên, an toàn và hiệu quả thì đừng bỏ qua đường nâu. Với lượng mật mía dồi dào và hợp chất axit glycolic, loại đường này có tác dụng chống lão hóa, trị mụn. Mang lại làn da mềm mại, mịn màng và rạng rỡ cho chị em phụ nữ.

Giảm đau bụng kinh

Kali trong đường nâu có tác dụng giảm đau cơ tử cung, hạn chế các cơn co thắt kinh nguyệt. Để làm dịu đau bụng kinh, bạn có thể trộn đường nâu với chanh để làm nước chanh nóng.

Tẩy tế bào chết cho môi

Thường xuyên sử dụng son có màu khiến đôi môi của phụ nữ trở nên thô ráp. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy trộn một ít đường nâu với dầu oliu hoặc dầu dừa rồi thoa nhẹ lên môi. Sau đó rửa sạch lại với nước, bạn sẽ thấy môi trở nên mềm mại và không bị thô ráp.

Phục hồi sau khi sinh

Sau khi sinh, các mẹ cần một thời gian dài để phục hồi sức khỏe. Nhưng giờ đây không cần phải lo lắng nữa vì đã có đường nâu. Một phương thuốc giúp phục hồi hiệu quả và an toàn. Thành phần giàu khoáng chất như canxi, đường nâu cung cấp lượng lớn năng lượng. Giúp cơ thể lấy lại sức nhanh chóng, xua tan mệt mỏi.

Trong chế biến thực phẩm, làm bánh

Đường nâu không có quá nhiều calo nên không gây béo phì. Thế nên được dùng làm chất tạo màu tự nhiên và tạo mùi vị cho thực phẩm nên thường được dùng để làm bánh hay những món ăn.

Muốn bánh có vị ngọt, độ ẩm và có màu vàng đẹp mắt thì nên thay một ít hoặc có thể thay hết bằng đường nâu. Như thế sẽ có được màu như mong muốn.

Đối với những món nướng khi ướp thịt, bạn thêm đường nâu vào sẽ giúp thịt thơm ngon và có màu đẹp mắt hơn.

Đường nâu có phải đường hoa mai không?

Nhiều người đặt câu hỏi rằng đường nâu có phải đường hoa mai? Sự thật là đường nâu không phải đường hoa mai. Điều đặc biệt giữa 2 loại đường này chính là chất tạo màu. Đối với đường nâu, người ta dùng mật đường thừa trong thời gian tinh chế đường trắng, trộn vào đường trắng để tạo màu. Còn với đường hoa mai, màu vàng được tạo ra từ mật mía tự nhiên, màu sắc sẽ sáng hơn và có vị ngọt thanh tự nhiên hơn.

Trên thực tế, nhiều lúc rất khó để nhận biết đường nâu và đường hoa mai. Vì đường hoa mai được tạo ra từ mật mía tự nhiên nên có giá dinh dưỡng cao hơn và tốt cho sức khỏe hơn. Trái lại, đường nâu lại là chất tạo màu hữu hiệu trong ẩm thực.

Mua đường nâu ở đâu?

Hiện nay trên thị trường các loại đường nâu được bán rộng rãi nên bạn có thể mua được ở bất kỳ nơi đâu. Bạn có thể mua trong siêu thị, cửa hàng, chợ,…. với mức giá dao động khoảng 75.000 – 100.000 đồng/ký. Bạn có thể tham khảo mua đường nâu tại đây nhé.

Đường nâu là một trong những loại đường ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy giá thành có hơi mắc hơn với các loại đường khác nhưng bù lại là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì thế bạn hãy sử dụng loại đường này thay thế cho đường cát trắng để bảo vệ sức khỏe gia đình nhé.

>> Xem thêm:

  • Caster sugar là gì? Một số lưu ý khi sử dụng đường caster
  • Đường phèn là gì? Cách làm và tác dụng của đường phèn









Scores: 4.09 (11 votes)

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

06/01/2022 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Bài viết mới
Bài viết cũ hơn

Góc quảng cáo

Về Na

Về Na

Phan Thị Minh Tân

Mình hiện đang học trung cấp làm bánh tại trường CET. Với niềm đam mê làm bánh hy vọng mình sẽ lan tỏa, chia sẻ những kiến thức làm bánh mang lại cho mọi người.

Kết nối với Bếp Của Na

Facebook Twitter Instagram Pinterest Linkedin Youtube

Đăng ký nhận bài mới nhất

Subscribe my Newsletter for new blog posts, tips & new photos. Let's stay updated!

BẾP CỦA NA

Bếp Của Na – Chia Sẻ Đam Mê Làm Bánh

 Trang chủ

 Chính sách bảo mật

 Học làm bánh

 Học nấu ăn

 Học pha chế

Liên Hệ Bếp Của Na

Địa chỉ: 20a Trần Hưng Đạo, Phường Hiệp Phú, Quận 9
Email: bepcuanablog@gmail.com

KẾT NỐI FACEBOOK

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Pinterest
  • Linkedin
  • Behance
  • Tumblr
  • Youtube

@2020 by Bếp Của Na. All Right Reserved.


Lên trên
Tự Học Làm Bánh, Nấu Ăn, Pha Chế Chuyên Nghiệp – Bếp Của Na
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Công Thức
    • Học Làm Bánh
    • Học Nấu Ăn
    • Học Pha Chế
  • Kiến thức
    • Kiến Thức Làm Bánh
    • Kiến Thức Nấu Ăn
    • Kiến Thức Pha Chế
  • Mẹo
    • Mẹo Làm Bánh
    • Mẹo Nấu Ăn
    • Mẹo Pha Chế
  • Tin Tức
  • Liên Hệ