Học nấu ăn liệu có tương lai không? Mất bao lâu để trở thành người đầu bếp chuyên nghiệp? Chắc hẳn sẽ là câu hỏi của hầu hết các bạn đang có nguyện vọng theo học nghề nấu ăn cần vấn đáp. Việc tìm cho mình một trường dạy nấu ăn với những tiêu chí về giảng viên giỏi, chương trình đào tạo chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, thời gian học cũng như học phí ngày càng trở nên khó khăn hơn. Vì hiện có rất nhiều trường nghề, trung tâm đào tạo nghề nấu ăn ra đời. Hiểu được những vấn đề trên thì bài viết dưới đây, Bếp Của Na xin chia sẻ một vài thông tin đến các bạn về ngành học nấu ăn.
Tại sao học nấu ăn lại hot?
Xóa tan đi định kiến ngày xưa, học nấu ăn chỉ để giỏi “nữ công gia chánh”. Ngày nay, có rất nhiều công việc, cấp bậc cần đến những người đầu bếp chuyên nghiệp. Nấu ăn thời hiện đại không chỉ gói gọn trong việc cắt gọt, nêm nếm mà đã trở thành một đẳng cấp mới. Chuyên gia ẩm thực, Nhà phê bình ẩm thực, Foodstylist,… là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Không chỉ có môi trường làm việc mà chế độ, đãi ngộ của những ngành này rất tốt. Vừa có kiến thức vừa sáng tạo vừa có mức thu nhập cao. Nguồn cung nhân sự khan hiếm đó là lý do tại sao nghề nấu ăn lại được nhiều người chọn đến vậy.
Không có bằng cấp học nấu ăn được không?
Ở Việt Nam nghề đầu bếp hiện chỉ được đào tạo chuyên sâu tại các trường cao đẳng, trung cấp và trường nghề, bậc đại học thì chưa có. Nếu có thì cũng chỉ là những ngành có liên quan đến ẩm thực như khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, kinh tế gia đình.
Trên thực tế, không một khách sạn nhà hàng nào đòi hỏi người làm bếp phải có bằng đại học, họ chỉ đề cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí tương đương. Chức vụ càng cao thì tay nghề càng vững, số năm kinh nghiệm càng nhiều. Như vậy, muốn làm đầu bếp, bạn không bắt buộc phải chuẩn bị cho mình một tấm bằng đại học hay cao đẳng chính quy. Vừa mất thời gian 4 năm dài đằng đẳng, vừa không được thực hành và tiếp xúc với môi trường làm việc nhiều. Vì thời gian học lý thuyết đại cương quá lâu, trang thiết bị và cơ sở lại thiếu thốn…
Học nấu ăn có tương lai không?
Tuy nghề đầu bếp có rất nhiều áp lực nào là áp lực về chuyên môn, về sức khỏe, công việc và tính cạnh tranh trong nội bộ. Nhưng nếu thực sự yêu nghề, có đam mê, năng lực, kỹ năng và sự quyết tâm… bạn nhất định sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn những gì bạn đã mất.
Là một trong những ngành nghề thiếu nhân lực hiện nay, học viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp, đúng nghề.
Nghề đầu bếp có nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Thu nhập của các nhân viên bếp và đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn dao động trong khoảng từ 4-6 triệu đồng/ tháng. Sau 1-2 năm khi có kinh nghiệm lương có thể tăng lên 5-8 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, nếu bạn có trình độ, kinh nghiêm làm quản lý, bếp trưởng hay làm việc trong các nhà hàng khách sạn nước ngoài thì lương có thể lên tới vài ngàn đến vài chục ngàn USD
Các bạn có cơ hội làm việc tại nhiều nhà hàng, khách sạn từ địa phương cho đến thành thị. Từ trong nước cho đến quốc tế được giao lưu văn hóa, nâng cao tay nghề với nhiều đầu bếp từ nhiều quốc gia trên thế giới. Được tham gia các cuộc thi, hội nghị quảng bá ẩm thực của nơi bạn làm việc nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Mặt khác, được sử dụng tấm bằng hay chứng chỉ bếp trưởng của mình để khẳng định thương hiệu nhà hàng hoặc nâng hạng sao khách sạn.
Cơ hội thăng tiến và mức tăng thu nhập rất nhanh. Việc bạn nỗ lực và cố gắng không ngừng để nâng cao tay nghề, chuyên môn giúp đẳng cấp và vị trí cải thiện đáng kể. Kéo theo đó là mức thu nhập cũng tăng lên.
Sau cùng, khi hội tụ tất cả các điều kiện cần và đủ, bạn thừa sức mở một cơ sở ăn uống cho riêng mình. Bạn có trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và các mối quan hệ,…việc tự kinh doanh là một trong những kết quả khẳng định sự thành công trong sự nghiệp của bạn.
Chi phí học nấu ăn là bao nhiêu?
Chi phí cho hệ sơ cấp
Đối với các khóa học bếp nóng ngắn hạn từ 3-6 tháng, học phí dao động ở mức từ 7-10 triệu đồng cho cấp độ 1. Từ 22-25 triệu đồng cho trọn khóa tại các trung tâm dại nghề chuyên nghiệp. Khóa học này dành cho mọi học viên có nhu cầu học, không yêu cầu trình độ học vấn
Ưu điểm của khóa học ngắn hạn này là bạn được rút ngắn thời gian học. Tiết kiệm được chi phí và có thể tìm được việc nhanh chóng. Bên cạnh đó, thời khóa biểu được sắp xếp linh động phù hợp để học viên vừa học vừa làm
Chi phí cho hệ trung cấp
Nếu bạn chọn ngành kỹ thuật chế biến món ăn hệ trung cấp, học phí sẽ rơi vào khoảng 8-14 triệu đồng/kỳ. Khi chọn ngành này, bạn sẽ được đào tạo sâu hơn về kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt là được bổ sung các môn văn hóa đại cương nếu như bạn muốn hoàn thành chương trình THPT song song với học nghề. Nếu bạn bạn chưa có bằng tốt nghiệp, thì đây là cơ hội khá tốt cho bạn để có thể vừa có bằng nghề, vừa có bằng tốt nghiệp THPT.
Điểm mạnh của nghề này là bạn được tiếp cận nghề nấu ăn từ rất sớm. Do đó, chi phí và thời gian cho khóa học sẽ được rút xuống. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể lấy được tấm bằng tốt nghiêp THPT song song với bằng nghề.
Chi phí cho các khóa học nâng cao trình độ đầu bếp
Bên cạnh đó, các trung tâm dạy nghề còn tổ chức các lớp học chuyên đề hay các lớp học theo yêu cầu. Các đầu bếp chuyên nghiệp có thể nâng cao chuyên môn, bổ sung kiến thức và tay nghề. Những lớp học này có mức học phí từ 800.000 đồng trở lên.
Trở thành bếp trưởng là mơ ước của rất nhiều bạn học nghề bếp. Học phí của khóa học bếp trưởng dao động từ 7-10 triệu đồng/ khóa và kéo dài trong 3 đến 6 tháng. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ vươn xa hơn trên con đường chinh phục ẩm thực cũng như đạt đến những vị trí mong muốn.
Học nấu ăn có khó không?
Đây là vấn đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, ngoài ra còn học như thế nào, có xin được việc hay không? Học nấu ăn có khó không còn phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn, nếu bạn cảm thấy nó khó thì sẽ khó, nếu cảm thấy nó dể thì sẽ dễ.
Các cấp bậc của lộ trình nghề bếp
Vị trí thực tập sinh
Đây là vị trí đầu tiên trong lộ trình theo đuổi nghề Bếp mà bất kỳ ai mới bắt đầu cũng trải qua. Thực tập sinh thường là những bạn đang theo học hoặc mới tốt nghiệp tại các trường nghề, trung cấp. Các bạn sẽ đảm nhiệm những công việc được phân công trong bếp, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và yêu cầu của khu bếp
Thực tập sinh thường không nhận lương mà hưởng các khoản phụ cấp khoảng 1 triệu đồng/tháng, hoặc theo chính sách ở từng nhà hàng khách sạn.
Vị trí phụ bếp
Công việc chính của Phụ bếp như chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu cho ngày làm việc theo món và dọn dẹp những khu vực được giao. Tùy quy mô mà số lượng Phụ bếp tại các nhà hàng, khách sạn có thể lên đến 10 người.
Khi làm việc ở vị trí này thường không yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng nhiều. Mức lương trung bình cho vị trí này khoảng 4 – 4.5 triệu đồng/tháng.
Vị trí đầu bếp
Để lên vị trí Đầu bếp, bạn cần tích lũy từ 1 – 2 năm kinh nghiệm làm việc Phụ bếp. Công việc chính của Đầu bếp là chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, vật dụng cần thiết cho quá trình thực hiện các món ăn trong thực đơn nhà hàng. Trực tiếp chế biến món ăn, kết hợp với việc trình bày các món ăn đẹp mắt theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bếp Trưởng. Mức lương trung bình của vị trí này dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
Vị trí tổ phó/ ca bếp phó
Nhiệm vụ của các Tổ phó/ Ca phó bếp là tiến hành chế biến các món ăn được phân chia theo phân khu menu. Hỗ trợ các công việc cho Tổ trưởng nhằm đảm bảo khu vực mà mình phụ trách luôn hoạt động ổn định. Mức lương của Tổ phó/ Ca phó bếp dao động 7 – 9 triệu đồng/tháng.
Vị trí tổ trưởng/ ca trưởng
Trong nhà hàng khách sạn có rất nhiều Tổ trưởng/ Ca trưởng đảm nhận những vai trò khác nhau như Tổ trưởng/ Ca trưởng. Phụ trách làm nước sốt, chế biến các món ăn về cá, đảm nhiệm các món nướng, quay… Đây là một trong những vị trí đang thiếu hụt tại nhiều nhà hàng, khách sạn cao cấp hiện nay nên nhu cầu tuyển dụng rất cao. Mức lương cơ bản của vị trí này khoảng từ 9 – 11 triệu đồng/tháng.
Vị trí bếp phó
Bếp phó chịu trách nhiệm thay mặt Bếp trưởng quản lý các công việc trong khu bếp khi Bếp trưởng vắng mặt. Bếp phó còn chịu trách nhiệm theo dõi hàng tồn kho nhà bếp, tổ chức và đào tạo nhân viên mới. Trong những nhà bếp có quy mô lớn luôn có nhiều hơn một Bếp phó, mỗi Bếp phó sẽ chịu trách nhiệm một bộ phận riêng.
Thu nhập của Bếp phó khá hấp dẫn, theo khảo sát trung bình Bếp phó có mức lương khoảng từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.
Vị trí bếp trưởng
Đây là đỉnh cao trong lộ trình thăng tiến của nghề Bếp. Được đánh giá là vị trí then chốt tại khu vực bếp ở nhà hàng, khách sạn. Bếp trưởng sẽ quản lý toàn bộ khu bếp, thiết kế menu cho nhà hàng. Để đảm nhiệm công việc của Bếp trưởng không chỉ đòi hỏi kỹ năng chế biến món ăn thành thạo mà bạn còn cần có kỹ năng quản lý nhân sự, sắp xếp công việc, lãnh đạo…
Mức lương cơ bản của vị trí này nằm trong khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Tiêu chí lựa chọn trường học nấu ăn chất lượng
Nhiều kinh nghiệm học nấu ăn từ những người đi trước cho thấy chọn trường là rất quang trọng. Để chọn một môi trường tốt, bạn cần căn cứ vào một số yếu tố sau:
Chương trình đào tạo chuyên nghiệp
Chương trình học hấp dẫn, không gây nhàm chán, lý thuyết xen kẽ thực hành. Chú trọng nâng cao các kiến thức nghề giúp bạn đủ tự tin nấu được các món ăn ngon. Trong chương trình có đa dạng các khóa học như khóa ngắn hạn và khóa dài hạn. Ngoài ra, để có nhiều cảm hứng sáng tạo ra các món ăn ngon, độc đáo, chương trình đào tạo phải cung cấp các kiến nền tảng vững chắc của nghề bếp cho học viên. Trong suốt quá trình học bạn cần được cung cấp kỹ năng, công thức nấu ăn chuẩn, bí quyết chế biến các món ăn đặc trưng Việt, Á, Âu, Hoa,…
Đối với các bạn học nấu ăn để tìm kiếm cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn trong các nhà hàng, khách sạn cần chú trọng xem học nấu ăn mất bao lâu? Chương trình đào tạo có các kiến thức về tổ chức, quản lý bếp chuyên nghiệp (quản lý chi phí, tính food code, nhân sự, trang thiết bị,…) hay không?
Phòng thực hành hiện đại
Nghề bếp luôn chú trọng thực hành và đòi hỏi người học phải nắm rõ các kỹ năng thực tiễn. Do đó, khi lựa chọn trường dạy nấu ăn cho định hướng nghề nghiệp của mình bạn cần tham quan các phòng học thực hành tại đó.
Phòng thực hành đủ tiêu chuẩn là phải đầy đủ các thiết bị máy móc, dụng cụ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của từng học viên. Bên cạnh đó, hệ thống phòng chống cháy nổ cũng cần phải có để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình học.
Đặc biệt, với những cơ sở đào tạo có hệ thống bếp theo đúng tiêu chuẩn châu Âu. Giống với mô hình của các nhà hàng khách sạn là môi trường học tập lý tưởng để bạn không bị bỡ ngỡ khi hoàn nhập vào công việc sau khi tốt nghiệp.
Giảng viên giỏi, tận tâm với nghề
Giảng viên cũng sẽ quyết định một phần chất lượng học tập của bạn. Thầy cô đang công tác trong nghề bếp tại các nhà hàng, khách sạn lớn sẽ truyền đạt cho bạn những bí quyết, kĩ năng nghề sát với nhu cầu tuyển dụng. Kinh nghiệm của giảng viên cũng sẽ mang đến những bài học hay, mới mẻ cho những bạn đang chập chững bước vào nghề. Các trường dạy nấu ăn uy tín sẽ luôn mời được các giảng viên chất lượng, tận tâm giúp học viên vững tay nghề hơn sau khi tốt nghiệp.
Thạc sĩ Ẩm thực và Dinh dưỡng, Đầu bếp, Giám khảo Phan Tôn Tịnh Hải từng nói: “Không ai giỏi ngay lần đầu, không trải qua thất bại thì chẳng biết mùi vị thành công, ngọt ngào ra sao”. Đúng như vậy, học nấu ăn là cách để tính lũy, kỹ năng, kiến thức nghề bếp một cách bài bản và chuyên nghiệp. Trải qua những gian nan ban đầu thì mới có thể có nền tảng vững chắc. Với 3 tiêu chí cơ bản trên sẽ là gợi ý để bạn tìm được cho mình một trường đào tạo nấu ăn uy tín chất lượng. Từ đó, làm tiền đề cho mình bước đi trên con đường thành công trong tương lai.
-
-
Tổng hợp những cách làm gà hấp ngon dễ làm bổ dưỡng
-
Cách nấu bún riêu cua đồng miền Tây đơn giản ngon ngất ngây
-
Cách làm gỏi rau càng cua trộn thịt bò siêu ngon tại nhà
-
Cách làm gà hấp muối hột da giòn thơm ngon hấp dẫn
-
Tuyệt chiêu ướp thịt nướng ngon bất bại để kinh doanh
-
Cách nấu hủ tiếu gà thơm ngon chuẩn vị
-
Cách làm khô gà lá chanh ngon đúng chuẩn
-
Cách nấu bún bò Huế chay đơn giản tại nhà cho ngày rằm
-
Cách làm chân gà sốt thái chua cay ngất ngây
-
Cách làm giò thủ ngon tại nhà không cần dùng khuôn
-
Cách làm thịt kho mắm ruốc đảm bảo hao cơm ngày mưa