Bột báng là một trong những loại nguyên liệu quen thuộc có trong những món chè Việt Nam. Bột báng là loại bột có hình dáng như những viên trân châu. Được thu nhỏ có màu trắng ngà được thấy nhiều trong những món chè món bánh. Vậy nên hãy cùng Kiến thức làm bánh tìm hiểu xem bột báng là gì? Thành phần cũng như cách chế biến như thế nào nhé.
Bột báng là gì ?
Bột báng là loại bột khô ở dạng hạt nhỏ, khi nấu lên sẽ có màu trắng trong, hơi dai. Người ta thường dùng để nấu chè vì nó có thể tạo độ dính và giúp món chè thơm ngon, hấp dẫn hơn.
Được làm từ củ mì (hay còn gọi là củ sắn), một loại củ nổi tiếng được trồng phổ biến ở Việt Nam. Theo đông y, bột Bàng có vị ngọt, tác dụng ích khí, bồi bổ cơ thể, bổ khí huyết hư. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều bột vì có thể khiến tay chân bị đau.
Các thành phần của bột báng
- Dẫn xuất phi protein 74,1%
- Nước: 14,8%
- Xenluloza: 7,6%
- Chất đạm: 2,6%
- Khoáng chất (bao gồm canxi và phốt pho): 2,5%
- Chất béo: 1,1%
Do đều được làm từ củ sắn dây và khi ăn cũng có độ dính nên nhiều người thường nhầm lẫn bột báng với bột năng. Tuy nhiên, chúng có hình dạng và công dụng hoàn toàn khác nhau.
Cách sử dụng và bảo quản bột báng đúng cách
Khi chuẩn bị trước bột báng để nấu chè, cần thực hiện các bước sau:
- Lấy lượng bột phù hợp và rửa bằng nước lạnh
- Đun sôi nước rồi đổ bột báng vào.
- Đợi đến khi bột báng chuyển sang màu trắng trong, khi ăn thấy đàn hồi và mềm thì bạn có thể tắt bếp. Bạn thêm đường để tạo độ ngọt cho bột báng
Để bảo quản, sau khi sử dụng bạn cần buộc chặt, để nơi khô ráo, sạch sẽ.
Cách nhận biết bột báng với các loại bột khác
Bột báng và bột năng
Bột báng thường bị nhầm lẫn với bột năng vì nó được làm từ bột sắn dây và được dùng để tạo độ sệt và sệt cho món ăn. Tuy nhiên, chúng có hình dạng khác nhau, đối với bột báng thì là hạt nhỏ, viên tròn, và thường dùng để nấu chè còn bột năng thì là dạng bột mịn có màu trắng tinh thường dùng để làm bánh, nấu chè, bột sắn dây dùng làm món tráng miệng, súp, nước uống …).
Bột báng và bột gạo
So với bột báng, bột gạo thường được làm từ gạo tẻ và thường được sử dụng trong các công thức làm bánh của người châu Á, giúp bánh có độ chắc và giòn.
Các món ngon với bột báng
Bột báng nhân đậu xanh
- Đậu xanh cà vỏ: 200g
- Đường: 150g
- Muối: ⅔ mcf
- Nước cốt dừa: 100ml
- Bột báng: 300g
- Bột năng: 60g
- Nước lọc hoặc nước lá dứa: 600ml
- Đường: 60g
- Muối: 2g
- Dầu ăn: 50ml
- Mè trắng: 10g
- Nước cốt dừa đầu: 400ml
- Nước cốt dừa dão: 600ml
- Đường: 140g
- Muối: ⅓ mcf
- Lá dứa: 5 lá
Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Ngâm đậu xanh với nước ấm khoảng 3 giờ cho đậu mềm, bột báng đem đi ngâm khoảng 1 giờ rồi đem đi xả lại với nước sạch.
Bước 2: Làm nhân đậu xanh
- Đậu xanh ngâm xong đem đi xả lại với nước sạch, rồi cho vào nồi đem đi hấp, cho thêm chút muối vào đậu xanh rồi trộn đều lên và hấp khoảng 30 phút cho đậu xanh mềm, cho đậu xanh ra một cái chảo để sên nhân. Nếu như bạn muốn ăn đậu mịn hơn thì có thể đem đậu đi xay rồi mới sên.
- Cho đậu vào chảo rồi thêm vào 150g đường, ⅔ mcf muối và 100ml nước cốt lá dứa, bắt lên bếp và sên với lửa vừa, khuấy liên tục, đều tay cho đến khi đậu xanh dẻo và khô lại không còn dính chảo nữa và khi sờ tay vào đậu cũng không còn dính tay nữa là được.
- Nhắt đậu xanh xuống rồi để cho đậu nguội lại rồi chia đậu thành những viên nhân tròn bằng nhau.
Bước 3: Trộn bột
- Bắt một cái nồi lên bếp cho vào 600ml nước, 60g đường, 2g muối đun cho nước sôi lên thì cho bột báng vào, lúc này hạ lửa xuống mức vừa rồi khuấy đều khoảng 2 phút sau tắt bếp rồi đập nắp nồi lị ủ bột báng khoảng 5 phút.
- Sau 5 phút thì bạn lại bắt bếp lên đun cho hỗn hợp bột sôi lại rồi tắt bếp, nhanh tay cho bột năng vào rồi trộn đều lên cho bột không còn bột trắng nữa. Mục đích nấu sôi lại như vậy để lấy trùng bột năng như vậy mới kết dính bột lại được. Sau đó để cho bột nguội lại rồi mới bắt đầu đi gói bánh.
Bước 4: Gói bánh
- Bánh bột báng nhân đậu xanh gói giống như là bánh ít vậy, thoa dầu lên tay rồi cho một lượng bột vừa phải lên tay, dàn đều ra rồi cho nhân vào giữa, sau đó dùng tay túm tròn nhíp mí bột lại là xong. Dùng lá chuối hoặc giấy nến lót dưới từng miếng bánh rồi cho vào xửng hấp, hấp khoảng 20 – 25 phút thấy bột trong lại là được.
Bước 5: Nấu nước cốt lá dứa
- Cho 600ml nước dừa dão vào nồi, cho thêm 140g đường, ½ mcf muối và 5 cái lá dứa vào nấu đun sôi nước cốt, lâu lâu đảo đều nước cốt dừa cho không bị cháy dưới đáy nồi. Khi nấu sôi được khoảng 8 phút thì bạn mới cho phần nước cốt dừa đầu vào nhớ chừa lại nữa chén cho một xíu bột năng vào khuấy tan rồi mới cho vào nồi nước cốt dừa đang nấu, vừa cho vừa khuấy để nước cốt được sánh mịn, không bị vón cục.
- Hoàn thành xong món bánh bột báng nhân đậu xanh. Cho viên bột báng vào một cái chén rồi rưới nước cốt dừa vào rắc thêm một ít mè rang trên là thưởng thức được ngay.
Chè dưa lưới cốt dừa bột báng
Nguyên liệu
- Dưa lưới: 1 trái
- Bột báng: 300g
- Đường: 170g
- Nước cốt dừa: 250ml
- Nước lọc: 250ml
- Muối: ½ mcf
Cách làm
Bước 1: Nấu bột báng
- Đầu tiên bạn đem bột báng ngâm với nước lạnh khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó rửa lại với nước sạch rồi chuẩn bị một cái nồi nước, đun đến khi nước sôi thì cho bột vào nấu, khuấy đều khoảng 10 phút rồi tắt bếp đậy nắp và ủ thêm 5 phút nữa.
- Sau khi ủ xong thì vớt ra một cái rổ rửa sơ dưới vòi nước, rồi để ráo nước.
Bước 2: Sơ chế dưa lưới
- Tiếp theo bạn bổ quả dưa lưới ra làm đôi, dùng dụng cụ múc trái cây để múc dưa thành những viên tròn nhỏ cho ra cái bát. Còn phần thịt dư thì cho vào máy xay cùng với 250ml nước và 170g đường xay cho nhuyễn.
Bước 3: Nấu chè dưa lưới và thưởng thức
- Rồi cho phần dưa lưới xay cùng với 250ml nước cốt dừa, bột báng đã nấu và một ít muối vào nồi đun với lửa nhỏ vừa, khuấy cho đều tay. Khi hỗn hợp sôi lại thì nấu thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp. Đợi cho hỗn hợp nguội bớt rồi cho dưa lưới viên khi nảy vào rồi múc ra chén thưởng thức. Phần chè còn lại thì đợi cho nguội hẳn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Chè chuối bột báng
Nguyên liệu
- Chuối: 7 quả
- Bột báng: 50g
- Bột Khoai: 50g
- Lá dứa: 5 lá
- Nước cốt dừa: 500ml
- Đường: 300g
- Muối: 1 muỗng cà phê
- Đậu phộng: 100g
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên bột báng và bột khoai bạn đem ngâm vào 2 bát khác nhau khoảng 2 tiếng cho bột mềm.
- Lá dứa rửa sạch và để ráo nước sau đó buộc lá dứa lại.
- Chuối lột vỏ và cắt thành những lát dày khoảng 2cm.
Bước 2: Nấu chè
- Bắt một cái nồi lên bếp, cho vào 500ml nước lọc và lá dứa, đun sôi nước sau đó cho bột báng vào nấu 5 phút rồi mới cho bột khoai vào nấu, khi bột báng và bột khoai bắt đầu nở thì cho đường và muối và chuối khuấy đều nấu cho bột và chuối chín thì lúc này mới cho nước cốt dừa vào rồi nấu cho chè sôi lên.
- Lúc này bạn pha một ít bột năng với nước rồi cho từ từ vào nồi chè, vừa cho vừa khuấy. Lưu ý là không nên đổ bột năng vào mạnh một chỗ như thế dễ bị vón cục. Đun cho sôi lên vài dạo là tắt bếp được
Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức
- Múc chè ra một cái chén, cho đậu phộng rang đã giã nhỏ lên trên mặt và thưởng thức.
Chè đậu đen bột báng
Nguyên liệu
- Đậu đen: 200g
- Bột báng: 50g
- Đường: 250
- Bột năng:20g
- Vani: 1 ống ( không có cũng không sao)
- Nước cốt dừa: 260ml
- Đường:50g
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu đen bạn đem ngâm với nước lạnh khoảng 4 tiếng trước khi nấu để đậu mau mềm. Sau đó đem rửa lại với nước vài lần rồi cho vào một cái nồi với 1 lít nước nấu cho đến khi đậu mềm.
Bước 2: Nấu chè
- Bột báng bạn cũng đem ngâm với nước khoảng 2 giờ đồng hồ sau đó rửa lại với nước, để ráo.
- Đậu khi nấu được khoảng 30 phút dùng cái mui vớt đậu lên và bóp thử xem đậu đã mềm chưa. Sau đó cho thêm bột báng cùng với 250g đường vào nấu cho đến khi bột nở rồi dằn vô một xíu muối vô để cho đậm đà. Sau đó pha 10g bột năng với một ít nước rồi cho vào nồi chè đậu đen vừa cho vừa khuấy đều.
- Để hỗn hợp sôi lại khoảng 2 phút rồi nêm nếm lại coi ngọt vừa chưa rồi tắt bếp. Sau cùng là cho một ống vani vào rồi khuấy đều nữa là xong.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa
- Bạn chuẩn bị một cái nồi, cho 260ml nước cốt dừa vào nồi bắt lên bếp đun. Cho vào 50g đường và 1/2 mcf muối vào nấu sôi cho tan đường. Để nước cốt sôi khoảng 7 phút thì bạn mới đi pha loãng 10g bột năng với một ít nước, rồi cho vào nồi nước cốt đang sôi. Vừa khuấy đều tay tránh để bị vón cục, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 4: Thưởng thức
- Món chè đã hoàn thành, múc chè ra một cái chén, chan phần nước cốt dừa lên mặt cho một vài viên đá nữa là có thể thưởng thức. Chén chè thơm ngon mát lạnh, vị bùi bùi của đậu đen, dai dai của bột báng và beo béo của nước cốt dừa, tạo nên một món chè vô cùng ngon miệng.
Chỉ với một loại nguyên liệu là bột báng mà có thể tạo nên nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Với những công thức trên bạn có thể thoải mái lựa chọn một món chè để làm cho gia đình mình cùng thưởng thức vào những ngày hè nắng nóng này nhé.