Bột nếp là một trong những loại bột được sử dụng khá nhiều trong các công thức làm bánh đặc biệt là những loại bánh Việt. Nhìn bên ngoài thì khá giống với bột năng nên nhiều người còn nhầm lẫn. Vì thế hôm nay Bếp Của Na chia sẻ bài viết này đến để giúp các bạn hiểu thêm về loại bột này nhé.
Bột nếp là gì?
Bột nếp là một loại bột được làm từ gạo nếp có chứa amylopectin, một hợp chất tạo độ kết dính, độ cứng và độ dẻo. Bột nếp thành phẩm rất mềm, mịn, có màu trắng tinh như gạo nếp.
Ở Việt Nam, bột nếp thường được dùng để nấu xôi, chè, nấu rượu nếp, làm bánh chưng, bánh tét….
Các loại bánh làm từ bột nếp
Bánh mochi
- Bánh mochi là một loại bánh truyền thống của Nhật Bản du nhập vào nước ta và được rất nhiều người yêu thích do hương vị thơm ngon.
- Bánh mochi gồm 2 lớp chính: lớp ngoài cùng là gạo nếp được tuyển chọn kỹ lưỡng để tạo nên lớp vỏ bánh dẻo, lớp nhân ở giữa thường được biến tấu thành nhiều loại nhân khác nhau. Thường là nhân đậu đỏ hoặc là lớp kem bên trong.
Bánh ít trần
Bánh ít trần là một món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người. Món ăn được bao bọc bên ngoài là lớp bột mềm, dai dai, bên trong là nhân tôm thịt đậm đà, chấm với nước mắm ớt ngon đúng điệu.
Banh ú tro
- Bánh ú tro là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam. Bánh tro hấp thường được gói bằng lá chuối để giữ nguyên hương vị.
- Với lớp ngoài mịn và dẻo, bánh tro thường được ăn với mật mía. Bạn có thể cảm nhận rõ ràng lớp bên ngoài mềm thơm, nhân đậu xanh bùi bùi hòa quyện với vị ngọt của mật mía.
Bánh chưng
- Được coi là món bánh truyền thống cho những ngày Tết, bánh chưng không chỉ ngon mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa dân tộc.
- Bánh chưng là một trong những loại bánh có hương vị đa dạng nhất. Từ vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đậu xanh, đến vị béo của thịt mỡ và mùi thơm đặc trưng của tiêu, hành, lá dong.
Bánh giầy
Bánh Giầy là loại bánh thường được dùng trong ngày giỗ Tổ hàng năm của chúng ta. Bánh giầy kẹp cùng với chả lụa sự kết hợp tuyệt vời được nhiều người yêu thích. Khi ăn bạn có thể cảm nhận được độ dai và mịn của bột gạo quyện cùng với chả lụa dai giòn thơm ngon và một chút muối tiêu sẽ khiến món ăn trở nên ngon hơn.
Bánh ít
Bánh ít thì không còn quá xa lạ gì đối với nhiều người, một món bánh mà có lẽ ai ai cũng biết, cũng từng ăn. Vỏ bánh thì mềm dẻo thơm mùi của lá dứa. Phần nhân thì thơm béo bùi bùi của đậu hoặc là nhân dừa ngọt béo. Ăn vào thì không thể nào quên được hương vị đặc trưng đó.
Công dụng bột nếp
- Bột nếp có đặc tính dẻo, mịn, tạo độ sệt cho món ăn. Đây là thành phần chính của món bánh dày, bánh mochi, bánh tẻ, bánh rán, bánh trung thu dẻo, bánh khoai mỡ, bánh tổ, chè,..
- bột gạo nếp có chứa gamma oryzanol – chất chống tia cực tím, chống nám và sạm da; proanthocyanidins – các enzym ức chế bảo vệ độ đàn hồi của da; Vitamin E giúp chống lão hóa.
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bột có 1,2 mg sắt, điều này lý giải tại sao phụ nữ sau sinh được khuyến khích ăn nhiều đồ nếp. Bột gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu và giúp làm ấm bụng. Vì vậy, nó là một sự lựa chọn tốt cho những người mới làm mẹ.
Phân biệt bột gạo và bột nếp
- Gạo nếp là nguyên liệu chính để sản xuất bột nếp. Gạo nếp thường được dùng để chế biến các món xôi, chè, bánh chưng.
- Khác với bột nếp, bột gạo hay còn gọi là bột gạo tẻ được xay từ những hạt gạo tẻ. Loại gạo thường được dùng để nấu cơm hàng ngày.
- Trong gạo nếp có chất amylopectin, đây là hợp chất có khả năng gây dính và khá dẻo. Vì vậy, khi dùng để xay thành bột nếp cũng có tính chất như vậy. Bột khá mịn, có màu trắng tự nhiên như keo gạo.
- Nhìn sơ qua sẽ khó phân biệt được hai loại bột này. Nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy bột gạo có màu trắng sữa chứ không mịn như bột nếp. Đặc điểm của loại bột này là giúp bánh mềm và không bị khô khi thành phẩm.
Bột nếp có thể thay bằng bột gì?
- Bạn có thể thay bột nếp bằng bột gạo hay bột năng nhưng do mỗi loại sẽ có từng đặc điểm khác nhau. Nên chất bánh làm ra cũng sẽ khác nhau vì thế bạn nên sử dụng loại bột đúng với công thức thì bánh làm ra sẽ chất lượng và ngon hơn.
- Đối với một số món ăn mà cần làm sánh đặc thì bạn có thể sử dụng bột khác thay cho bột nếp đều được. Vì nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến món ăn của bạn.
Bột nếp bao nhiêu tiền?
- Hiện nay trên thị trường bột được bán với giá dao động từ 22.000đ – 66.000đ hoặc có thể cao hơn tùy vào mỗi loại. Vì nhiều loại khác được du nhập vào Việt Nam nên giá thành cũng cao hơn.
- Nhưng nhìn chung thì nhiều người sẽ sử dụng loại phù hợp với bánh mình làm không đòi hỏi quá cao. Bạn có thể tìm mua tại các siêu thị, các cửa hàng bánh nguyên liệu làm bánh hay các cửa hàng bình dân đều có bán.
Qua bài viết trên đây thì bạn cũng sẽ hiểu thêm phần nào về bột nếp. Nhìn chung thì bột này khá quen thuộc với người tiêu dùng. Đa phần đối với những loại chè, bánh Việt thì thường sử dụng những loại bột nếp, bột năng hay bột gạo để làm. Vì thế bạn hãy vào bếp làm thử ngay các món bánh ngon để chiêu đãi cho gia đình nhé.