Hàn the là một chất hóa học thường dùng để tẩm ướp bảo quản thực phẩm được tươi ngon lâu hơn. Nhưng đây là một chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nên được xem là chất độc hại và cấm dùng trong sản xuất thực phẩm. Vậy hàn the là gì? Công dụng cũng như tác hại của hàn the đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu với Bếp Của Na về vấn đề này nhé.
Hàn the là gì?
Hàn the còn được gọi là Borax. Đây là một hợp chất hóa học bao gồm các khoáng chất có liên quan chặt chẽ với nhau. Cấu trúc của hàn the là một hợp chất tinh thể màu trắng, mềm, có nhiều cạnh. Và trên hết, nó rất dễ hòa tan trong nước. Borax hay bột hàn the được biết đến là một chất khử trùng nhẹ. Đồng thời cũng khiến các sản phẩm từ thịt, cá bảo quản được lâu hơn.
Công thức hóa học của hàn the
Công thức hóa học của hàn the gì? Là một loại muối axit boric. Hợp chất này có công thức hóa học là Na2O4B7.10H2O. Đây là một loại hợp chất natri borat ngậm 10 phân tử nước. Vậy natri borat chính là hàn the.
Công dụng của hàn the
Nếu bạn chưa biết công dụng của hàn the là gì thì mời bạn đón đọc thông tin bên dưới:
- Do hàn the có khả năng diệt khuẩn, khử mùi và làm sạch nên được sử dụng rộng rãi trong gia đình, công nghiệp và y tế.
- Diệt kiến, gián, rệp, v.v. bằng hàn the, chỉ cần trộn hàn the với đường rồi đổ lên giấy, sau đó để giấy này vào những nơi kín, như tủ trong nhà, các loại côn trùng này ăn phải chất hàn the sẽ bị nhiễm độc và chết ngay lập tức.
- Đánh bóng bát đĩa, xoong chảo: chỉ cần rắc hàn the vào ngâm vài phút, sau đó rửa sạch bằng nước rửa bát, các vết dầu mỡ sẽ được loại bỏ.
- Diệt nấm mốc trong nhà: Chỉ cần pha hàn the với một ít nước rồi dùng hỗn hợp này bôi lên chỗ nấm mốc để qua đêm, sáng hôm qua lau sạch nấm mốc.
- Dùng tẩy bồn cầu: Chỉ cần rắc hàn the vào bồn cầu để qua đêm rồi dùng chổi cọ bồn cầu lại, bồn cầu sẽ sạch bóng.
- Hàn dùng để sản xuất thủy tinh, men sứ, men sắt, nguyên liệu sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, v.v.
- Hàn the được dùng với liều lượng vừa phải để bôi tại chỗ, nhỏ mắt, súc miệng chữa bệnh chàm, viêm da, sưng nướu, đau mắt, v.v.
- Hàn the hạn chế lên men, chống nấm mốc, diệt khuẩn,… giúp thực phẩm giữ được tươi lâu, màu sắc hấp dẫn, tăng độ cứng cho thực phẩm như nem, bún, bánh tráng, …
Liều lượng sử dụng hàn the
Vì hàn the có đặc tính sát trùng nên khi cho vào thực phẩm sẽ chống lại và ngăn chặn vi sinh vật phá hoại thực phẩm, giữ được độ giòn như lúc còn tươi.
Nhưng gần đây, các thử nghiệm độc tính cấp tính trên động vật cho thấy. Chó mèo sử dụng hàn the bị tổn thương gan, chậm lớn và có thể tử vong nếu dùng với liều lượng lớn. Bằng cách cho gia súc ăn liều lượng thấp nhưng trong thời gian dài. Gounelle và Bouden nhận thấy gia súc bị teo tinh hoàn, dẫn đến liệt dương, tổn thương gan thận,…. Khi ăn vào, hàn the tích tụ trong lớp mỡ dưới da, trong gan và cả trong não. Chỉ 3-5g hàn the cho người lớn cảm thấy khó chịu toàn thân, chán ăn, suy gan lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.
Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã cấm sử dụng hàn the và axit boric trong thực phẩm vào năm 1983 với bất kỳ liều lượng nào.
Tác hại của hàn the đến sức khỏe
- Thực phẩm tẩm ướp hàn the khi vào cơ thể đào thải được khoảng 70%, phần còn lại tích tụ trong nội tạng. Nếu lượng hàn the lên đến 5g sẽ gây ngộ độc cấp tính và mãn tính, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
- Đối với những người có đường ruột yếu, khi tiêu thụ thực phẩm có chứa hàn the sẽ dễ gây tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Lâu dần sẽ tích tụ lại trong gan dẫn đến gan bị tổn thương và suy nhược cơ thể.
- Hàn the kích thích hệ thần kinh có thể gây suy nhược. Khi thận phải lọc nhiều chất độc từ hàn the lâu ngày sẽ suy yếu và rối loạn chức năng của thận.
- Ngoài ra, một số tác hại khác của hàn the như rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và phụ nữ.
Hàn the có phải là phèn chua không?
- Như bạn cũng biết hàn the và phèn chua nhìn khá giống nhau về hình dạng. Cả hai chất cùng tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng và tan trong nước. Tuy nhiên, bản chất và công thức hóa học hoàn toàn khác nhau.
- Phèn chua là muối nhôm sunfat kép không màu hoặc trắng đục, hòa tan trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là K2SO4.Al2 (SO4) 3.24H2O. Muối này thường được sử dụng ở dạng tinh thể hoặc bột.
- Từ lâu, phèn chua đã được biết đến và sử dụng rộng rãi trong đời sống. Trong y học, phèn chua còn được gọi là minh phàn. Loại muối nhôm này có tác dụng khử độc, sát trùng là chính.
- Nếu hàn the đã được Bộ Y tế xác nhận là độc hại đối với con người và đã bị cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm thì phèn chua lại không. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của phèn chua đối với sức khỏe con người.
Cách nhận biết thực phẩm có chứa hàn the
Người dùng cần hiểu hàn the là gì và biết một số mẹo để nhận biết thực phẩm có chứa hàn the hay không. Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng để bảo vệ sức khỏe:
- Dùng tăm bông nhúng nghệ: Nếu thức ăn có hàn the, tăm bông nhúng nghệ sẽ nhanh chóng chuyển màu vàng (từ nghệ) sang đỏ vì hàn the là muối có tính kiềm.
- Mùi vị: Thực phẩm “sạch” có hương vị tự nhiên, còn thực phẩm chứa hàn the có mùi vị nồng và mạnh hơn.
- Nhìn bằng mắt thường: Giò và dăm bông sạch không có hàn the sẽ có màu trắng hồng và có nhiều lỗ khí trên bề mặt.
- Vị giác: Nếu bạn đã thử 3 cách trên mà vẫn không thể hiểu được, hãy thử sử dụng vị giác. Nếu thức ăn quá dai, quá giòn và không tự nhiên, có thể đã được trộn với hàn the để bảo quản.
Phụ gia nào có thể thay thế hàn the?
Để thay thế hàn the, hiện nay đã có phụ gia Polyphos S và axit sorbic nhập khẩu từ Đức, Thái Lan … Theo Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO), việc sử dụng phụ gia TPAT trong giăm bông là phù hợp với 1 gam trên 1 kg sản phẩm. , 2 – 5 g cho 1 kg thịt. Sử dụng phụ gia TPAT nên không cần dùng thịt nóng, thậm chí dùng thịt hộp đông lạnh, chất lượng giò vẫn thơm ngon, đảm bảo an toàn khi để trong tủ lạnh 0-4 độ C trong 3 tháng.
Mua hàn the ở đâu?
Hiện nay, rất dễ tìm mua hàn the ở các chợ hóa chất như chợ Kim Biên. Tuy nhiên cần sử dụng hàn the đúng mục đích, không nên lạm dụng hàn the gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Qua bài viết trên đây thì bạn có thể biết rõ hơn về hàn the là gì cũng như công dụng và tác hại của nó. Tuy nó cũng có thể áp dụng trong một số ngành nghề. Nhưng nếu lạm dụng quá mức thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế bạn không nên sử dụng hàn the khi không cần thiết hay vì mục đích lợi nhuận.