Cách làm bánh mì đen nhìn tuy khó nhưng bạn có thể làm ngay tại nhà thơm ngon như ngoài hàng. Chỉ với một vài nguyên liệu cơ bản như: Bột mì, men, muối, … thì bạn có thể làm ngay một ổ BÁNH MÌ ĐEN nguyên cám không những tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn giảm cân cực kỳ tốt vì nó chứa hàm lượng chất xơ cao và lượng CALO ít hơn bánh mì trắng thông thường. Nếu bạn muốn thử, thì ngại gì vào bếp thực hiện ngay công thức làm món bánh mì này nhé.
Bánh mì đen là gì?
Bánh mì đen (hay còn gọi là bánh mì lúa mạch) là loại bánh mì được chế biến bằng những tỷ lệ khác nhau của loại bột mì đặc biệt có chiết suất từ hạt lúa mạch đen.
Cách làm bánh mì đen này có thể được làm sáng màu hoặc tối màu tùy theo loại bột được sử dụng; thường là màu đen, nâu hoặc xám đặc trưng
So với các loại bánh mì khác thì bánh mì đen có vỏ cứng, hương vị đậm đà, đặc hơn, sự góp mặt của lúa mạch đen cũng tạo nên vị thơm ngon đặc biệt cho loại bánh mì này.
Nguồn gốc của loại bánh mì đen
Cách làm bánh mì đen có nguồn gốc từ nước Đức, trước đó là món bánh mì của người nghèo của người dân đi biển hay của từ nhân.
Nhưng ngày nay nó được phổ biến rộng rãi bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người dùng.
Nguyên liệu làm bánh mì đen
- Bột mì số 11: 700 gram.
- Bột mì lúa mạch đen: 300 gram.
- Men khô lạt (Instant): 15 gram.
- Muối: 13 gram.
- Nước đá: 650 ml.
- Dụng cụ: máy đánh trứng, lò nướng, màng bọc thực phẩm…
Cách làm bánh mì đen
Bước 1: Nhào bột
- Cho hết bột mì số 11, bột mì lúa mạch đen, men khô, muối và nước đá vào âu sau đó đưa vào máy nhào bột trong 10 phút.
- Sau khi nhào xong sẽ được một khối bột hoà huyện vào nhau thật dẻo mịn và có màu nâu
- Sau đó cho bột ra một mặt phẳng, rắc một lớp bột áo và chia bột thành những phần bằng nhau dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, và để bột nghỉ 30 phút.
Bước 2: Tạo hình bánh
Đây là bước quan trọng quyết định sự thành công của cách làm bánh mì đen có có đẹp hay không có bắt mắt không đều là nhờ sự khéo léo của đôi tay bạn để tạo ra thành phẩm là những ổ bánh mì đẹp mắt ấn tượng.
- Sau thời gian bột nghỉ, lấy từng khối nhỏ đặt lên mặt phẳng có rắc bột áo (nên để những khối bột còn lại trong màng bọc không nên lấy ra hết vì như thế có thể làm bột bị khô)
- Dùng tay hay gậy cán làm mỏng bột,tiếp theo dùng các ngón tay cuộn bột lại, mỗi lần cuốn lại thì nhấn nhẹ đầu ngón tay xuống
Bước 3: Ủ bánh
- Xếp bánh vào khay có sẵn giấy nến, mang đi ủ khoảng 30 phút ở nhiệt độ 35 độ C, độ ẩm 85%
- Hết thời gian ủ, thấy bánh nở phồng lên là được. Lấy bánh ra, rắc bột lên bề mặt bánh rồi dùng nhau nhọn rạch bánh theo hình ca rô hoặc theo nghiên một góc khoảng 30 độ.
Bước 4: Nướng bánh
- Cách làm bánh mì đen ngon và giòn hơn thì bạn nên làm nóng lò trước khi cho bánh vào khoảng 15 phút ở nhiệt độ 175 độ C
- Sau đó cho bánh vào nướng trong 25 phút là hoàn thành.
Lợi ích của bánh mì đen trong giảm cân
Giúp giảm cân
Bánh mì đen có tác dụng hạn chế tăng cân rõ rệt nhờ thành phần chứa nhiều chất xơ, ít ngọt và ít béo.
Tốt cho tim mạch
Theo nghiên cứu cho thấy hàm lượng ngũ cốc có trong bánh mì đen cực kỳ tốt cho tim mạch. Nếu sử dụng thường xuyên bạn có thể cải thiện được 20-30% nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Ngăn ngừa ung thư
Trong bánh mì đen nguyên cám có chứa nhiều chất chất xơ hòa tan và không hòa tan, tinh bột kháng, axit phytic, polyphenol, chất ức chế protease và saponin. Những chất này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư.
Kiềm chế cơn đói
Hạt lúa mạch đen khi được chế biến thành bánh mì sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, vì vậy những người ăn bánh mì lúa mạch đen vào bữa sáng có thể giảm cảm giác đói trong 8 giờ so với những người ăn bánh mì trắng.
Kiểm soát cân nặng
Khi bạn ăn nhiều ngũ cốc tinh chế từ bánh mì trắng, cơ thể sẽ tích trữ nhiều chất béo hơn, làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan khác. Ngược lại, các loại ngũ cốc tạo nên bánh mì lúa mạch đen có tác dụng hạn chế tăng cân đáng kể nhờ khả năng ngăn chặn sự hình thành mỡ trong cơ thể.
Lưu ý khi ăn bánh mì đen giảm cân
Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng từ bánh mì đen mang lại cho sức khỏe nhưng bạn khi ăn cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo cho sức khỏe:
- Chỉ nên ăn bánh mì đen giảm cân vào bữa sáng hoặc bữa ăn phụ, không nên thay thế cho bữa ăn chính.
- Không nên ăn vào buổi tối vì sẽ khiến bạn tăng cân.
- Nên chia nhỏ thực đơn các bữa ăn phụ bằng bánh mì đen, tuyệt đối không nên ăn kết hợp nhiều thức ăn có dầu mỡ.
- Định mức ăn tối đa 12 lát/ngày đối với nữ và 16 lát/ngày đối với nam.
Lưu ý cách làm bánh mì đen
Nếu không có máy ủ bột thì tiến hành ủ bột 2 lần (bước này sẽ tốn thời gian hơn, nên cẩn thận trong các thao tác và nhiệt độ ủ).
Các bước ủ bột này nhanh hay chậm còn tùy vào nhiệt độ lúc đó, nếu thời tiết nóng quá trình ủ sẽ nhanh hơn (30 phút – 1 tiếng) và ngược lại (1 – 2 tiếng).
- Ủ lên men đầu: Trước khi tạo hình, phủ khăn ẩm lên bề mặt các khối bột, để lên men. Việc này chủ yếu tạo hương vị cho bánh, nhiệt độ 28 – 30 độ C, lý tưởng là 24 – 26 độ C.
- Ủ lên men kết thúc: Sau khi tạo hình, phủ khăn ẩm lên trên bề mặt khối bột, để lên men kết thúc. Nhiệt độ là 28 – 30 độ C, lý tưởng là 24 – 26 độ C, độ ẩm dao động từ 75 – 85% (độ ẩm này thường sẽ vào mùa mưa).
Cách nhận biết bột đã nở đủ: Cắm 1 hoặc 2 ngón tay vào khối bột, sâu khoảng 2 cm, nếu rút ngón tay lên mà vết lõm giữ nguyên là bột đã nở đủ, nếu vết lõm phồng trở lại là bột cần ủ thêm, còn nếu khối bột bị xẹp tức là đã ủ hơi quá đà.
Cách bảo quản bánh mì đen
Nếu cần phải giữ bánh mì lâu, bạn hãy cho bánh vào nylon hay bao hút chân không và để vào ngăn đông tủ lạnh, đến khi muốn thưởng thức chỉ cần lấy phần bánh mì cần dùng nướng lại là dùng được ngay
Và một vài mẹo nho nhỏ để bạn có thể bảo quản bánh mì không bị móc là bạn nên để một vài lát táo hoặc khoai tây vào cùng với ổ bánh mì khi bảo quản.
Trên đây là cách làm bánh mì đen mà Bếp Của Na đã hướng dẫn đến bạn. Hy vọng với công thức làm bánh này bạn có thể thực hiện thành công ngay từ lần đầu để cho gia đình cùng thưởng thức. Cách làm bánh mì đen nguyên cám có thể ăn sáng, dùng trong các bữa phụ cho thực đơn giảm cân đều được.